Nền công nghiệp Nhật Bản không ngừng nỗ lực sản xuất các đồ chơi ngày càng siêu ảo, áp lực xã hội cho nam giới quá cao là những nguyên do dẫn đến hội chứng Hikikomori ở Nhật Bản
Bộ Y tế Nhật Bản định nghĩa Hikikomori (tạm gọi là rút lui khỏi xã hội hay ở ẩn) là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ và từ chối tham gia vào đời sống xã hội và gia đình trong thời gian dài hơn sáu tháng.
Những đối tượng mắc phải căn bệnh Hikikomori thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, phần lớn là nam giới trong độ tuổi từ 18 - 32, họ là những người thông minh, công tử con nhà giàu. Trong phòng riêng, họ không làm gì cả ngoại trừ việc lên Internet vào buổi tối và ngủ suốt ngày. Chìm ngập trong thế giới ảo tưởng của chính họ và hoàn toàn cách ly với cộng đồng.
Bên trong căn phòng của một hikikomori. Ban đầu, các đối tượng hikikomori thường tự cắt đứt mối quan hệ với bạn bè và trường học, sau đó thu hút sự quan tâm của gia đình, trước hết là người mẹ. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ ba, hikimori chấm dứt quan hệ với gia đình và tập trung vào các mối quan tâm của bản thân.
Hội chứng này phần lớn ảnh hưởng lớn những chàng trai mới lớn nhưng cũng có một số trường hợp ở người trưởng thành. Những người này sống cách ly với xã hội, họ thường ngủ ngày và thức suốt đêm để đọc truyện và lướt web. Họ chỉ ra khỏi phòng vào giữa đêm để lấy thức ăn.
Theo kết quả cuộc khảo sát năm 2010 của Viện nghiên cứu Dân số và An ninh Xã hội Nhật Bản đã gây xôn xao dư luận khi tiết lộ 1/4 số nam giới nước này trong độ tuổi từ 30 tới 39 chưa bao giờ quan hệ tình dục. Hơn nữa, 17,9% cho biết họ hầu như không có hứng thú với chuyện ấy nữa và thậm chí rất ghét. Phần lớn số này cũng đã trải qua giai đoạn của một Hikikomori.
Căn bệnh bí ẩn được chính thức công nhận vào thập kỉ trước và đến nay đã lan rộng thành một dịch bệnh đáng sợ của xã hội Nhật Bản. Nguyên nhân của căn bệnh này là do áp lực từ cha mẹ, thi trượt đại học, sau một lần bị bắt nạt hay không kiếm được một công việc vừa ý. Họ tự rút lui và biến mất giống như một hikimori thực thụ khi gặp phải những vấn đề xã hội đó.
Sáu tháng trước, Yuto Onishi, 18 tuổi, đã bắt đầu tìm kiếm các phương pháp điều trị trong khi cậu ta đã từng ở trong căn phòng của mình suốt 3 năm. Trong khoảng thời gian đó, Onishi ngủ vào ban ngày và lên mạng vào ban đêm, đọc truyện tranh và không nói chuyện với bất kỳ ai. Yuto Onishi chia sẻ rằng hiện tượng này bắt đầu sau một lần thi trượt mà khi đó anh ta lại là lớp trưởng.
Anh Takahiro Kato, một chuyên gia nghiên cứu về Hikikomori, cũng từng là một thành viên của cộng đồng người
Hiện tượng này có thể phần nào được hình thành bởi đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản phải trải qua thập kỷ mất mát khiến lực lượng lao động sáng tạo (có tính hướng nội) bị gạt qua bên lề của kinh tế. Đây là một tổn thất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.
Việc điều trị cho các Hikikomori đòi hỏi người bệnh phải xây dựng lại các kỹ năng giao tiếp, nhưng một số bệnh nhân lại không muốn thực hiện điều này, thậm chí họ không muốn nói chuyện với người thân khiến số lượng Hikikomori ở Nhật Bản không những thuyên giảm mà đang ngày càng tăng lên.