Vì đâu "bầm gan, tím ruột"?

Sự tức giận sẽ sản sinh ra chất độc

KS vật lý Lê Văn Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Tâm năng dưỡng sinh - Phục hồi sức khoẻ (TNDS - PHSK) cho biết: Tuy chưa có bằng chứng khoa học để cân đong đo đếm được tâm, linh hồn, nhưng việc các nhà ngoại cảm có thể liên hệ với linh hồn là điều không thể phủ định.

Người ta giải thích rằng, não bộ của các nhà "ngoại cảm" có thể ngẫu nhiên đã liên kết được các tế bào nơ - ron thần kinh có chức năng giải mã, đọc được các thông tin có tần số sóng khác với tần số sóng ánh sáng thông thường, mà bộ não của người bình thường không giải được. Não con người là một "bộ máy vi tính" cực kỳ tinh vi gồm khoảng 100 tỷ tế bào nơ - ron thần kinh. Nhưng trung bình con người mới chỉ sử dụng chưa đến 1% trong tổng số đó. Làm thế nào để nâng hiệu suất sử dụng được hơn mức 1% là việc rất phức tạp. Nhưng có một điểm chung khái quát theo các Đạo tôn giáo và các nhà hiền triết là cần phải tu dưỡng cái Tâm - tinh thần con người theo hướng thiện.


Ảnh minh họa.

Ông Lương Ngọc Xuất, Chủ tịch Hội TNDS - PHSK cho hay, tâm lý học hiện đại cho rằng: tâm lý là trạng thái động lực của mạng nơ - ron thuộc hệ thần kinh, tương ứng với mọi sắc thái văn hóa xã hội. Hệ thần kinh con người, nơ - ron tương ứng với điều thiện là có ích hơn so với điều không thiện.

GS Mc. Clelland trường Đại học Harvard (Mỹ) đã làm trắc nghiệm. Ông cho sinh viên xem bộ phim "Mẹ Têrêxa - nữ tu sĩ được giải thưởng Nobel Hòa Bình, vì cống hiến cả cuộc đời cho dân nghèo Ấn Độ". Sau khi xem phim, hầu hết sinh viên Đại học Harvard đều có sự gia tăng Globuline miễn dịch trong nước bọt kể cả những sinh viên không hưởng ứng và phản đối bộ phim. Khi trắc nghiệm họ cũng có đáp ứng một cách vô thức với sức mạnh tinh thần lòng yêu thương bác ái cao cả của nhân vật mẹ. Sức mạnh của lòng từ bi đã hoạt hóa các mạng nơ - ron tốt, dẫn đến tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có lợi cho sức khoẻ và khả năng điều hòa tự chữa bệnh. Trắc nghiệm này chứng tỏ tâm nguyên bản của con người là hướng thiện.

Trường Đại học Stanford (Mỹ) cũng làm thí nghiệm: Lấy ống thủy tinh đặt lên mũi cho sinh viên nam thở vào đó vài phút sau đó lấy ống ra, đặt lên bãi tuyết 10 phút, rồi quan sát. Nếu băng tuyết vẫn trong, không đổi màu chứng tỏ lương tâm anh ta thanh thản bình thường. Nếu băng tuyết trắng hẳn lên chứng tỏ lương tâm anh ta day dứt, hổ thẹn vì điều gì đó. Nếu băng tuyết tím lại, chứng tỏ lương tâm anh ta rất tức giận, uất ức, hằn học. Các nhà khoa học rút lấy 1 - 2 phân khối nước tím này tiêm cho chuột con, thì 1 - 2 phút sau chuột chết vì thành phần tuyết ấy đã mang chất độc.

Tương tự, con bò cho con bú, sữa đang tốt, nếu đánh nó một roi, sữa chúng sinh ra chất độc. Người mẹ khi con bú, trong tâm trạng đau buồn bực tức, sữa mẹ cũng chứa chất độc, hại sức khoẻ con. Qua các thí nghiệm trên có thể kết luận: Khi người và động vật, uất ức, giận hờn, tim đập dồn dập, máu sinh ra chứa chất độc. Nhịp tim thay đổi, huyết áp tăng, dạ dày không tiêu hóa. Tất cả hoạt động sinh lý cơ thể con người đều rối loạn.


Mở luân xa để thu năng lượng và cân bằng năng lượng trong cơ thể khiến cho người thiện tâm có sức khoẻ tốt.

Suy nghĩ quá nhiều não sẽ "chập mạch"

Theo KS vật lý Lê Văn Cường, cùng với sự phát triển của khoa học, nhất là hệ thống máy tính điện tử, hiện nay chúng ta mới có thể hiểu và lý giải được sự thiện Tâm ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ con người. KS vật lý Lê Văn Cường phân tích, nói đến hệ thống máy vi tính điện tử, chúng ta phải hiểu một quy tắc rất giản đơn là các mạch vi tính liên kết với các linh kiện tế bào điện tử phải thật thông thoáng để các tín hiệu thông tin được dẫn truyền tốt, nếu không sẽ dễ bị chập hoặc nhẩy file. Máy chạy liên tục nhiều các vi mạch bị nóng, các tín hiệu thông tin sẽ bị nhiễm, nóng quá mức sẽ thành chập mạch, hỏng máy.

Bộ não trong cơ thể con người cũng vậy, giống như một bộ máy vi tính hữu cơ rất tinh vi. Nó điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể, thân xác con người thông qua hệ thống thần kinh và hệ thống máu huyết kết nối từ tim dẫn truyền tới khắp các bộ phận tế bào. Nếu con người liên tục suy nghĩ quá nhiều sẽ làm não bộ bị "nóng" nên sinh ra "rối trí", "chập mạch" dẫn đến có thể không làm chủ được hành vi của mình. Không phải vô cớ mà trong dân gian có câu ám chỉ sự sân hận thái quá sẽ "bầm gan, tím ruột"...


Ảnh minh họa.

Những người có kinh nghiệm sống đều nhận thấy sự giận dữ chỉ ý thức trong não làm việc căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh dẫn truyền tới nội tạng: gan, ruột. Do vậy, cần phải biết cách tu dưỡng làm sao cho tinh thần lúc nào cũng thanh thản để trong "đầu" các vi mạch trong não bộ được thông thoáng, không bị "chập mạch" ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Quy luật Thiện tâm - Ác tâm

Đặc biệt, để ý tới quy luật sống của con người, chúng ta dễ dàng phát hiện ra 2 quy luật, đó là quy luật thức - ngủ và quy luật thiện tâm - ác tâm. Quy luật thức - ngủ, phản ánh trong một ngày đêm cơ thể con người cần trải qua hai trạng thái, thức để hoạt động kiếm sống tạo ra máu huyết để nuôi dưỡng thể xác và ngủ để cho cái Tâm, tinh thần được an lạc, tĩnh dưỡng, cân bằng lại năng lượng của toàn cơ thể.

Thực tế đã chứng minh để có sức khoẻ tốt con người phải tuân theo quy luật này. Ai bị mắc bệnh mất ngủ thì hệ thần kinh sẽ bị suy nhược. Những người bị bệnh, đau ốm nặng thì hay ngủ ly bì hoặc hôn mê bất tỉnh, lý giải cho việc tinh thần phải được tĩnh lặng, bộ não phải được nghỉ ngơi, tức phải ngủ cho sóng não nhẹ ở mức tối thiểu để bộ phận tự điều chỉnh cơ thể hoạt động bảo tồn sự sống.
Ở quy luật thiện Tâm và ác Tâm, người thiện Tâm có trạng thái tinh thần thanh thản, vô tư, lạc quan, yêu đời nên sóng não không mạnh do ít luồng ý nghĩ trong đầu, não bộ được thông thoáng có thời gian, có chỗ để bộ phận tự điều chỉnh cơ thể hoạt động. Vì vậy, bộ phận tự điều chỉnh cơ thể hoạt động được ngay cả khi còn đang thức dù yếu và ngắt quãng. Các cửa hút phân bố khắp cơ thể của người thiện Tâm mới có điều kiện mở nhiều hơn để thu năng lượng và cân bằng năng lượng trong cơ thể khiến cho người thiện tâm có sức khoẻ tốt hơn, ít bị ốm đau bệnh tật.

Ngược lại, với người ác Tâm vì trong đầu luôn có luồng suy nghĩ hết việc này đến việc khác, nên tâm trí lúc nào cũng hoạt động làm cho sóng não mạnh, não bộ không thông thoáng nên bộ phận tự điều chỉnh không hoạt động khi đang thức. Nên các cửa hút bị bó lại không mở để thu năng lượng dẫn đến thân thể người ác tâm hay mệt mỏi, ốm đau. Thực tế cũng chỉ ra nhiều người mắc bệnh đau dạ dày, loét hành tà tràng có nguyên nhân từ hệ thần kinh luôn căng thẳng...

Thiện Tâm: Là người có trạng thái tinh thần thanh thản, vô tư, lạc quan yêu đời, không hoặc rất ít có tính ganh đua thiệt hơn vì người khác và có tính yêu thương đồng loại. Nói theo Phật học thì ít có lòng ham muốn: Tham, Sân, Si, Hỷ, Ố Ái...

Ác Tâm: Là những người trong tư duy luôn có sự suy nghĩ làm sao đấu tranh cho bản thân mình được nhiều lợi lộc. Nói cách khác là còn nhiều tư tưởng liên quan đến Tham, Sân, Si, Hỷ, Ố Ái... khiến cho đầu óc không lúc nào nghỉ ngơi thanh thản.
doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức