15% - tương đương với quãng hơn 10 triệu người Việt Nam mắc các bệnh lý tâm thần.
Đường máu cao gây bệnh thần kinh?
Ðề phòng rối loạn thần kinh tim
Suy nhược thần kinh: Hội chứng nguy hiểm
Thần kinh - yếu điểm của người bệnh đái tháo đường?
Mệt mỏi mạn tính vì suy nhược thần kinh
Con số này, nếu đúng, thì vẫn còn là may mắn lắm, bởi tình hình chung của thế giới là vào khoảng 20 – 30%. Và theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì người bị rối loạn tâm thần là một trong số những người bệnh ít được quan tâm nhất trên thế giới. Tại nhiều cộng đồng, bệnh tâm thần không được coi là một bệnh lý thực sự mà được xem như một sự khiếm khuyết trong tính cách. Thậm chí ngay cả khi được công nhận có bệnh, bệnh nhân tâm thần thường nhận được sự điều trị thiếu tính nhân đạo.
Hơn 50% các nước phát triển không cung cấp bất cứ sự chăm sóc cộng đồng nào cho những người bị rối loạn tâm thần. Hơn 75% người bị rối loạn trầm cảm tại các nước đang phát triển không được chữa trị thỏa đáng. Trong khi trầm cảm là bệnh gây tử vong thứ 4 trên toàn thế giới. Còn tự tử là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở những người trẻ trên thế giới. Phần lớn các nước chỉ dành một phần nhỏ trong số nguồn lực cần phải có cho các rối loạn tâm - thần kinh... Một phần ba các nước hiện không có nguồn ngân sách dành riêng cho sức khỏe tâm thần.
Facebook được cho là nguyên nhân làm gia tăng số lượng người mắc bệnh... tâm thần (Ảnh minh họa)
6 sự thật về sức khỏe tâm thần
1. Khoảng 1/2 các rối loạn tâm thần bắt đầu từ trước lứa tuổi 14. Khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới được tiên lượng là có rối loạn hay vấn đề về tâm thần.
2. Trung bình có khoảng 800.000 người tự tử mỗi năm. 86% trong số họ thuộc các nước có thu nhập trung bình và thấp. Hơn một nửa trong số họ tự sát ở lứa tuổi 15 - 44. Rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tự tử.
3. Trong các trường hợp cấp cứu, số lượng những người có rối loạn tâm thần là từ 6 - 11%.
4. Rối loạn tâm thần là một trong những yếu tố nguy cơ đối với các bệnh hoặc tổn thương sức khỏe khác. Đồng thời, nhiều tình trạng sức khỏe cũng làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần. Ví dụ, béo phì có liên quan đáng kể trong trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn hoảng sợ.
5. Định kiến về rối loạn tâm thần và phân biệt đối xử đối với bệnh nhân và gia đình người bệnh gây cản trở việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, định kiến có mức độ cao hơn trong các khu vực đô thị và những người có trình độ học vấn.
6. Các nước thu nhập thấp có 0,05 bác sỹ tâm thần và 0,16 y tá tâm thần trên 100.000 dân, thấp hơn 200 lần so với các nước có thu nhập cao.
Gần 54 triệu người trên thế giới mắc các rối loạn về sức khỏe tâm thần,
154 triệu người mắc chứng trầm cảm
Gần 1 triệu người tự tử mỗi năm.
(Nguồn: WHO)
Bình luận của bạn