Mệt mỏi mạn tính vì suy nhược thần kinh

Hội chứng mệt mỏi mạn tính (hay còn gọi là mệt mỏi kinh niên) không lây lan, được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), mệt mỏi mạn tính hiện đang ảnh hưởng đến nửa triệu người dân Mỹ. Tình trạng này tác động tiêu cực đến học hành, làm việc,hoạt động vui chơi giải trí, gây ra các bệnh về thể chất và tâm lý có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.


Hình minh họa.

Tình trạng mệt mỏi do suy nhược thần kinh tiến triển từ từ, đến khi bệnh nặng sẽ có cảm giác như bất lực hoàn toàn, tâm lý chán nản vô cùng. Đi kèm theo là những triệu chứng như: đau đầu, đau mỏi các cơ bắp, cơ thể yếu ớt, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, khó tập trung tinh thần, trí nhớ suy giảm…

Trong phòng ngừa và điều trị suy nhược thần kinh, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng, kết hợp với việc duy trì sinh hoạt hợp lý. Một số loại thuốc an thần hoặc chống trầm cảm có thể làm dịu và cải thiện khí sắc của người bệnh, giúp giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, những phản ứng phụ và khả năng tái phát bệnh là khó tránh khỏi. Vì vậy, phương pháp điều trị an toàn và lâu dài được xem là giải pháp mới cho những bệnh nhân mắc phải tình trạng mệt mỏi mạn tính do suy nhược thần kinh hiện nay.


Vỏ cây hợp hoan (hợp hoan bì) đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm

Để điều trị suy nhược thần kinh nói chung và tình trạng mệt mỏi mạn tính nói riêng, Y học cổ truyền đã sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) - cây thuốc quý giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ. Ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ, tăng cường lưu thông máu. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì cuộc sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục, thể thao, nghỉ ngơi điều độ.

CTV11
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin