Nam Sudan - Là quốc gia trẻ nhất đồng thời là quốc gia đứng đầu danh sách những quốc gia hỗn loạn nhất thế giới. Một phiến quân tại Nam Sudan (Ảnh: Business Insider)
25.Libya: hiện là quốc gia Bắc Phi đang rơi vào vòng xoáy bạo lực đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hồi năm 2011. Phiến quan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lợi dụng tình hình hỗn loạn tại đất nước này để mở rộng căn cứ.
24. Eritrea: Một quốc gia nhỏ ở vùng Sừng châu Phi đang nằm dưới sự cai trị của một chính quyền độc tài. Quốc gia này vẫn đang bị Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt sự ủng hộ của chính phủ về quân sự và kinh tế đối với các nhóm phiến quân trong khu vực.
23. Uganda: Hellen Akello , 38 tuổi, một nạn nhân của các cuộc tấn công bởi đội quân kháng chiến (LRA) miền Bắc Uganda, 1/3/2015. Uganda vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề về đấu tranh phe phái, dân số và khả năng quản lý yếu kém của chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều phong trào nổi dậy diễn ra khiến tình hình thêm phức tạp.
22. Kenya: Một người ủng hộ đảng đối lập bị thương do va chạm với cảnh sát. Áp lực dân số đông và mâu thuẫn sắc tộc là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn ở Kenya. Khủng bố là một trong những vấn đề mà quốc tế quan ngại nhất tại Kenya. Quốc gia này thường là mục tiêu tấn công của các nhánh thành viên al-Qaeda hoặc tổ chức khủng bố al-Shabaab.
21. Liberia: Trở thành tâm điểm của thế giới trong năm qua khi nước này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch Ebola. Mặc dù đang dần ổn định nhưng Liberia vẫn đang phải vật lộn với những người tị nạn và vấn đề di cư do 14 năm nội chiến gây ra.
20. Ethiopia: Áp lực dân số đang đè nặng lên đất nước này. 64% dân số nước này có độ tuổi dưới 25 và là đất nước có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất thế giới.
19. Niger: Một người đàn ông giơ cao bản sao kinh Koran trên tay trong một cuộc biểu tình 17/1/2015. 68% số dân dưới 25 tuổi và nước này có tỷ lệ chết yểu cao thứ 7 thế giới. Niger cũng đối mặt với bất ổn kéo dài vì xung đột tràn qua từ biên giới giáp Libya, Mali và Nigeria. Al Qaeda cũng tấn công vào nước này những năm gần đây.
18. Burundi: Đối mặt với hàng loạt vấn đề về xã hội và an ninh. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Burundi bị suy dinh dưỡng, 19% trẻ em từ 5 đến 14 tuổi phải lao động nặng nhọc. Chỉ gần 2% dân số có điện, cứ 1 trong 15 người lớn lại nhiễm HIV hay AIDS, và chỉ nửa số trẻ em được tới trường.
17. Guinea-Bissau: Quốc gia Tây Phi nhỏ bé này bị cai trị bởi các nhóm lợi ích và tổ chức chính trị bất hợp pháp. Hiến pháp đã bị xóa bỏ sau một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2012, giờ nước này phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. 69% dân số sống trong nghèo đói và tuổi thọ trung bình chỉ đạt 54.
16. Zimbabwe: Là một đất nước bị chia rẽ chính trị, một chính phụ chuyên chế, một nền kinh tế gần như tê liệt. Nhà độc tài Robert Mugabe là người duy nhất cai trị đất nước này từ năm 1980. GDP bình quân chỉ có 600USD/năm.
15. Bờ Biển Ngà: Từ năm 1999, Bờ Biển Ngà rơi vào hai cuộc nội chiến và trải qua nhiều khủng hoảng chính trị. Liên Hợp Quốc và Pháp phải cử hàng nghìn binh sĩ đến nước này để hỗ trợ chính phủ gìn giữ an ninh.
14. Nigeria: Các chuyên gia phá bom và lực lượng quân đội đang rà soát lại hiện trường một vụ nổ tại đồn cảnh sát ở Kano,15/11/2015. Nigeria vướng vào cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram đang kiểm soát nhiều địa phương ở miền Bắc. Gần đây, Boko Haram đã tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS). Hơn 62 % dân số của Nigeria sống trong nghèo đói cùng cực .
13. Pakistan: Đất nước này vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề xã hội như hơn 1 triệu người bị mất nhà do cuộc chiến từ thập kỷ trước, gần 3 triệu người tị nạn đến từ Afghanistan, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tràn lan, phiến quân Taliban và các nhóm ly khai thường xuyên tổ chức những cuộc tấn công đẫm máu.