Bồ và vợ ông Đ. đánh nhau trên máy bay VN 274 ngày 21/11
Chất lượng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất rất tệ
Sân bay Tân Sơn Nhất diễn tập phòng chống Ebola
Sân bay Tân Sơn Nhất ngăn chặn dịch Ebola
Bộ Y tế: Siết chặt kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài
Mỳ, phở, bánh mỳ kẹp tại sân bay Nội bài sẽ có giá cao nhất 20.000 VND
1. Đường băng có động vật
Chỉ tính riêng năm 2013, đã có rất nhiều chuyến bay ở Việt Nam đã phải khởi hành muộn, thậm chí là hủy cất cánh do đường băng có động vật.
Ngày 25/2/2013, phi cơ mang số hiệu VN1267 của Vietnam Airlines chặng Vinh – TP.HCM khi đang lăn ra đường cất cánh thì phát hiện bò đang đi ngang qua đường băng. Sau khi an ninh sân bay xử lý vụ việc, chuyến bay mới tiếp tục khởi hành, do vậy đã chậm so với kế hoạch.
4 ngày sau, 29/2/2013, chuyến bay mang số hiệu VN1187 chặng Hải Phòng – TP.HCM cũng phải hủy cất cánh vì có chim đậu trên đường băng.
Ngày 10/7/2013, chuyến bay VN1670 chặng Đà Nẵng – Hải Phòng đã phải bay trên không trung 3 vòng mới hạ cánh được, do cơ trưởng phát hiện trâu trên đường băng tại sân bay.
Ngày 24/7/2013, tại sân bay Phú Bài (Huế), một con bò tót đã xâm nhập vào đường băng, khiến 12 chuyến bay của Vietnam Airlines bị chậm, ảnh hưởng tới 1.800 hành khách.
2. Máy bay Vietnam Airlines rơi lốp
21/10/2013, một máy bay khởi hành từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đi Đà Nẵng đã đáp xuống trong tình trạng rơi 1 lốp ở càng mũi trước máy bay mà toàn bộ phi hành đoàn đều không hay biết. 4 ngày sau (25/10), nhờ giải mã kết quả từ hộp đen máy bay mới tìm thấy chiếc lốp bị rơi tìm thấy tại khu vực giáp ranh sân bay Cát Bi.
Máy bay rơi lốp nhưng cả phi hành đoàn đều không hay biết
Tuy chưa gây hậu quả nào về người và thiệt hại lớn về tài sản, nhưng sự cố này được các nhà chức trách liệt vào loại nghiêm trọng, cần phải điều tra sâu. Thời điểm đó, sự cố rơi lốp khiến cả ngành hàng không rúng động.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sự cố này: Sử dụng vật tư, phụ tùng không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng; Lỗi chế tạo hoặc vật liệu của trục bánh xe hay vòng bi.
3. Hạ cánh nhầm sân bay
Ngày 19/6/2014, máy bay của Vietjet Air chở gần 200 hành khách đi Đà Lạt đã hạ cánh xuống Cam Ranh (Khánh Hòa).
Nguyên nhân được nhận định là do tổ bay, tổ tiếp viên, nhân viên điều hành của Vietjet Air và cơ sở thủ tục bay thuộc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài không thực hiện đúng quy trình khai thác bay; Trung tâm điều hành Khai thác bay của Vietjet Air không thực hiện đúng quy định về triển khai kế hoạch khai thác.
Được biết, chuyến bay VJ 8575 Hà Nội – Cam Ranh cất cánh theo đúng lịch bay được phê duyệt ban đầu, dự báo bay đã được Trung tâm điều hành bay quốc gia chấp thuận. Máy bay cất cánh theo đúng kế hoạch bay không lưu của Cơ sở thủ tục bay Nội Bài. Thế nhưng, trên chuyến bay này lại là toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa của chuyến bay VJ 8861 Hà Nội – Đà Lạt.
4. Hai máy bay suýt đâm nhau
Ngày 29/10, trên bầu trời Tân Sơn Nhất, chuyến bay HVN 1376 của Vietnam Airlines vừa cất cánh lên thì máy bay quân sự Mi 172/423 rẽ phải và cắt qua hướng cất cánh của máy bay Vietnam Airlines.
“Đây là sự cố vi phạm phân cách tối thiểu giữa hai đường bay”, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết. Nguyên nhân được các bên liên quan xác định là: Lỗi do phối hợp, hiệp đồng bay hàng không dân dụng với quân sự của kíp trực điều hành đó. Kiểm soát viên hiệp đồng đã không canh nghe được huấn lệnh của các kiểm soát viên không lưu điều hành.
5. Đài không lưu Tân Sơn Nhất mất điện
Ngày 20/11, sự cố sập nguồn điện dẫn đến mất quyền điều hành bay tại Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC/HCM) của ngành hàng không Việt Nam lại một lần nữa khiến người dân thót tim.
Sự cố mất điện đã ảnh hưởng tới 92 tàu bay và nhiều hành khách
Sự cố Tân Sơn Nhất mất điện xảy ra từ 11h đến 12h25, đã ảnh hưởng tới 92 tàu bay (trong đóm có 54 tàu bay trong khu vực trách nhiệm của ACC/HCM), nhiều tàu bay trong vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh và các vùng Thông báo bay Hà Nội, Sanya, Phnom Penh, Singapore, Kuala Lumper đã phải đình hoãn cất cánh, quay trở lại hạ cánh tại sân bay khởi hành/dự bị cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Nguyên nhân được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam xác định là do kíp trực thực hiện sai thao tác kỹ thuật. Đến 12h25, ban điều hành ở đây đã khắc phục được sự cố và mọi hoạt động lại diễn ra như bình thường.
6. Hành khách đánh ghen trên máy bay
Ngày 21/11, chuyến bay của Vietnam Airlines TP.HCM – Hà Nội đã bị chậm khởi hành do 2 người phụ nữ đánh ghen trên máy bay.
Được biết, máy bay VN 274 dự định xuất phát lúc 21 giờ ngày 21/11, trong lúc đón khách lên tàu bay, có 3 hành khách ngồi tại ghế 32D, 32E và 32G xô xát với nhau.
Tổ tiếp viên đã đề nghị 3 hành khách giữ trật tự, nhưng những hành khách này vẫn không tuân thủ khiến Cơ trưởng chuyến bay phải yêu cầu 3 người rời khỏi máy bay, dỡ hành lý của cả 3 người này. Vì thế, chuyến bay đã khởi hành chậm 30 phút so với dự kiến.
Danh tính của 3 hành khách trên được xác định là ông Đ., bà H. và bà L. Trước đây, ông Đ. đã từng có quan hệ với bà H. và có con. Nhưng, sau này, ông Đ. lại kết hôn với bà L. (có đăng ký kết hôn). Không rõ vì ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt mà cả 3 người lại ngồi cùng hàng ghế và có mặt trên cùng chuyến bay VN 274.
Ngay sau đó, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 người phụ nữ này, mỗi người bị phạt 7,5 triệu đồng vì cố tình gây rối, mất trật tự trên máy bay. Ông Đ. không bị phạt vì không đánh nhau, ngược lại còn có hành động tích cực là can ngăn hai người phụ nữ này.
Bình luận của bạn