7 thảm họa môi trường khủng khiếp nhất trong lịch sử

Một trong những nạn nhân của bệnh Minamata

Toàn cảnh vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân: 112 người chết, 700 người bị thương

Ám ảnh với thảm cảnh động vật chết hàng loạt trên khắp hành tinh

Ăn cá chết vì nhiễm độc dễ tử vong trong 2 giờ!

Những vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam gây chấn động dư luận!

Dưới đây là 7 thảm họa môi trường nguy hiểm nhất trong thế kỷ XX. 

Sự kiện Cơn bão đen (Dust Bowl)


Một cơn bão bụi ảnh hưởng đến Stratford, Texas tháng 4/1935, Mỹ

Đợt hạn hán kéo dài vào những năm 1930 ở Mỹ và Canada đã khiến đất đai bị xói mòn. Những cơn bão và lốc cuốn cát bụt hoành hành ở các đồng cỏ ở Bắc Mỹ, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái trong khu vực. Hạn hán nghiêm trọng và khả năng canh tác trên đất khô hạn là những nguyên nhân dẫn đến thảm họa này. Bụi từ những cơn bão tích tụ trong phổi của người dân, khiến hàng trăm người chết và hàng nghìn người mắc bệnh.

Đám sương khổng lồ (Great Smog)

Để chống chịu với cái lạnh bất thường ở London (Anh) vào cuối năm 1952, người dân đã sử dụng một lượng lớn than để sưởi ấm. Bồ hóng thoát ra ống khói, trộn lẫn với khói từ các nhà máy và tạo thành đám sương khổng lồ thoát ra thành phố từ 5/12 đến 9/12.

Đám sương độc hại này bị “mắc kẹt” do thời tiết giá lạnh và thiếu gió, làm giảm tầm nhìn xuống gần bằng 0. Những chiếc xe bị bỏ lại nằm rải rác những con đường, những rạp chiếu phim bị đóng cửa vì không ai có thể nhìn được màn hình, nhiều người còn vô tình ngã xuống sông Thames.

Đám sương khổng lồ làm suy giảm tầm nhìn và gây nhiều bệnh tật ở London, Anh

Tệ hại hơn hết, khoảng 4.000 người dân London đã chết trong khoảng thời gian đó và 100.000 người khác bị các bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu gần đây còn cho thấy số lượng người tử vong còn lên đến con số 12.000.

Bệnh Minamata

Vào những năm 1950, những cư dân của thành phố Minamata (thành phố nhỏ ven biển ở miền nam Nhật Bản) bắt đầu xảy ra những hiện tượng lạ. Những con mèo đột nghiên bị sùi bọt mép, chạy nhảy điên cuồng xung quanh và tự lao mình xuống biển. Những con chim chết rơi đầy xuống đất và những con cá chết phơi bụng trên mặt biển.

Chẳng bao lâu, con người bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như mất xúc giác, thị giác giảm, bị run tay, co giật, bị liệt… không rõ lý do.

Đài tưởng niệm cho các bệnh nhân Minatana, Nhật Bản

Thủ phạm cuối cùng cũng lộ diện vào năm 1959, khi họ phát hiện ra Công ty Hóa chất Chisso (một trong những công ty sử dụng lao động lớn nhất Minamata thời bấy giờ) đổ thủy ngân xuống biển. Hóa chất độc hại này đã đầu độc người dân và các loài động vật ăn hải sản, gây ra ít nhất 2.000 ca tử vong vào thời điểm đó cũng như gây ra dị tật bẩm sinh, liệt và những chứng bệnh khác...

Thảm họa Bhopal 

Khoảng 12 giờ trưa ngày 3/12/1984, một đám khói độc hại chứa khí methyl isocyante thoát ra khỏi nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide ở Bhopal (Ấn Độ) và nhanh chóng lan rộng ra khắp thành phố. Đám khói này khiến người dân bị ói mửa, thở hổn hển. Những người không chết khi đang ngủ đổ xô vào các bệnh viện khu vực hoặc tuyệt vọng thoát khỏi đám khói. Chó, chim, bò và trâu chết la liệt khắp các con đường.

Đài tưởng niệm cho các nạn nhân chết do tai nạn công nghiệp ở Bhopal, Ấn Độ

Những điều tra về sau đó phát hiện một loạt các vi phạm an toàn ở nhà máy, từ việc các thiết bị đã hư hại đến quá trình quản lý lỏng lẻo. Ước tính, khoảng 15.000 người dân Bhopal đã chết do tai nạn công nghiệp tồi tệ này. Hàng trăm nghìn người dân khác bị các chứng bệnh khác nhau, từ mất trí nhớ, tổn thương thần kinh, mù lòa và suy các cơ quan. Cho đến ngày nay, các nhà máy thuộc dù đã thuộc sở hữu của Dow Chemical Company vẫn rất ô nhiễm.


Chernobyl

Ngày 26/4/1986, một thử nghiệm tua bin trên một trong những lò phản ứng điện hạt nhân Chernobyl đã gây ra những sai lệch khủng khiếp, dẫn đến một loạt các vụ nổ phun một lượng lớn chất phóng xạ vào khí quyển. Tai nạn này bấy giờ đã được chính quyền cố gắng che đậy. Ban đầu, chính quyền tuyên bố chỉ có 31 người sống, 2 công nhân nhà máy chết trong vụ nổ, 1/3 công nhân bị đau tim và 28 người bị hội chứng bức xạ cấp tính.

Một trường học bị bỏ hoang sau thảm họa tại Ukraine

Tuy nhiên, Chernobyl cũng gây ra thảm họa ung thư tuyến giáp và nhiều dạng ung thư nguy hiểm khác. Năm 2005, một ủy ban của Liên hiệp quốc đã thống kê số lượng người chết do thảm họa này cuối cùng là 4.000 người.

Hỏa hoạn dầu Kuwait

Để trả thù cho những thất bại sắp xảy ra của mình, Saddam Hussein đã ra lệnh rút lui quân đội ở Iraq và đốt cháy khoảng 650 giếng dầu ở Kuwait trong chiến tranh vùng vịnh 1991. Đám khói nhờn này bay lên bầu trời, che cả mặt trời và làm cho việc hô hấp của con người trở nên vô cùng khó khăn. Những cơn mưa màu đen do lượng mưa tự nhiên và khói bụi đã xóa nhòa cảnh quan. 

Khói bụi phủ gần 5% lãnh thổ của Kuwait sau thảm họa này

Theo ước tính, có đến 1 - 1,5 tỷ dầu tràn ra ngoài, hơn 100 người chết, 92 binh sỹ người Senegal chết lái máy bay vận tải và bị rơi trên bầu trời.

Tràn dầu BP

Ngày 20/4/2010, giàn khoan dầu Deepwater Horizon đã bùng nổ thành ngọn lửa lớn, giết chết 11 công nhân và làm bị thương nhiều người khác. Chỉ 2 ngày sau đó, xăng dầu bị rò rỉ và phun ra ngoài trong vòng 3 tháng. Giàn khoan này thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Anh (BP).

Sự cố tràn dầu trên vịnh Mexico

Theo ước tính, có đến 4,2 tỷ thùng dầu đã thoát ra ngoài, làm ô nhiễm ít nhất 43.300 dặm bờ biển từ Texas đến Florida.

Đây được coi là vụ tràn dầu ngẫu nhiên lớn nhất trong lịch sử, tàn phá ngành công nghiệp đánh bắt cá và du lịch, làm chết hàng nghìn con chim, rùa biển và cá heo. Hãng PB đã phải chi hàng chục tỷ USD để dọn dẹp môi trường, nộp các khoản phạt sau đó.

Hoài Thương H+ (Theo History.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội