Cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung (Ảnh: Hà Tĩnh 24h)
Những vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam gây chấn động dư luận!
Vụ cá chết hàng loạt: Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng
Cá chết trắng sông Bà Rén
WHO: 4 người chết thì có 1 người chết do ô nhiễm
Lo ngại cá chết hàng loạt vì nhiễm độc Xyanua
Lần đầu tiên phát hiện cá chết hàng loạt là tại các lồng bè nuôi trên biển, gần khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Sau đó, lần lượt ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế cả cá nuôi lồng bè, cá biển tự nhiên chết hàng loạt. Lượng cá chết thu gom được lên tới hàng tấn, thậm chí có nhiều con nặng tới nửa tạ.
Một chuyên gia về tài nguyên biển lo ngại rằng, có thể cá bị nhiễm độc Xyanua. Bởi cá ở rặng đá, san hô rất khỏe, có lẽ chỉ có chất độc như Xyanua mới khiến cá chết hàng loạt. Chuyên gia này cũng khuyến cáo các cơ quan chức năng cần xét nghiệm xem trong cá có Xyanua hay không. Đây là chất độc được dùng trong công nghiệp và cũng được sử dụng để đánh bắt cá dễ dàng hơn, do nó giống như liều thuốc an thần tác động lên hệ thần kinh của cá. Chính phủ Philippines trước đây đã từng yêu cầu Trung Quốc không được sử dụng chất này để đánh bắt cá.
TS Nguyễn Hữu Dũng – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cũng đồng quan điểm khi cho rằng: Nguồn chất thải khiến môi trường bị biến động, chất độc theo dòng nước tràn ra biển, theo dòng hải lưu lan sang vùng biển khác, khiến cá chết dọc các tỉnh miền Trung như thế.
Thế nhưng, điều kinh khủng là tại các xã ven biển có cá chết hàng loạt, nhiều người vô cùng kinh hãi khi nhìn thấy ngư dân nhặt cá chết để mang ra chợ bán hoặc mang về ủ làm mắm. Ngày 20/4, anh Bùi Minh Tuấn còn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân và trang Youtube hình ảnh cá chết trên bờ biển Cửa Tùng và “người ta vẫn đương nhiên nhặt cá về ăn và bán”.
Dân nhặt cá chết trên bờ biển mang ra chợ bán (Ảnh: Facebook Bùi Minh Tuấn)
Ăn cá nhiễm độc Xyanua có sao không?
Box: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân miền Trung không được sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Bộ cũng yêu cầu cá chết cần được thu gom và tiêu hủy để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Xyanua là một chất kịch độc, có thể gây chết người chỉ với liều lượng thấp. Xyanua liên kết với các ion Kali, Hidro tạo thành các hợp chất: Xyanua Kali, Xyanua Hidro.
- Xyanua kali: Chỉ cần ăn nhầm từ 3 – 4mg chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Sau 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê, có thể tử vong sau 2 giờ nếu không được cấp cứu và điều trị.
- Xyanua hidro: Nhiễm độc nhẹ gây nhức đầu, nôn mửa, tim đập mạnh. Nhiễm độc nặng gây mất cảm giác, ngạt thở, ngừng hô hấp, tim ngừng đập và tử vong.
Nguy hiểm là vậy nhưng Xyanua lại… rất sẵn trong môi trường. Xyanua có nhiều trong nước và đất do quá trình công nghiệp hóa gây ra (khai thác mỏ, khai thác vàng, hóa chất, luyện sắt thép…). Thuốc trừ sâu, chất đốt, chất thải xe cộ cũng chứa lượng nhỏ Xyanua. Những bãi chôn lấp rác thải cũng chứa Xyanua khiến hóa chất độc hại này ngấm vào đất, vào nước, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Những bằng chứng cho thấy Xyanua gây chết người:
- Chất này được nhà hóa học nổi tiếng Karl Scheele tìm thấy lần đầu tiên năm 1782, nhưng nó lại gây ra cái chết cho ông.
- Hóa chất này đã được dùng làm thuốc độc từ xưa. Thời kỳ Đức tàn sát người Do Thái, hóa chất này được dùng để xử tử tập thể trong phòng kín.
- Có nhiều tài liệu cũng khẳng định rằng, nhiều nhân vật tên tuổi đã sử dụng hóa chất này để tự tử, điển hình như Adolf Hitler, Wallace Carothers, Hermann Göring, Heinrich Himmler, Alan Turing, và Odilo Globocnik…
- Cách đây 12 năm (vào năm 2004), tại Bình Dương, Việt Nam, cũng có một nữ sát thủ tên là Lê Thanh Vân đã giết chết 13 mạng người nhằm chiếm đoạt trên 250 triệu đồng nhờ thuốc độc Xyanua. Thủ đoạn tinh vi của nữ sát thủ này sau rất nhiều thời gian mới bị phát hiện, do cô chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ Xyanua 0,15 – 0,2gr (nhưng đủ làm chết một người có trọng lượng 70 – 90kg) trộn vào thức ăn, nước uống.
Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung từ các cơ quan chức năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức. Cần thu gom và tiêu hủy cá chết hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bình luận của bạn