Cải thiện sức khỏe tâm thần song song với sức khỏe thể chất là "chìa khóa" cho cuộc sống dài lâu
6 hiểu lầm cần xóa bỏ về sức khỏe tâm thần
Rau quả tốt cho sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi
Cảnh báo sức khỏe tâm thần của học sinh
Dưới đây là 7 giải pháp cho sức khoẻ tâm thần của bạn nên thực hiện ngay trước thềm năm mới:
1. Bồi dưỡng cho tinh thần
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một liên kết quan trọng giữa sức khoẻ đường ruột và sức khỏe tâm thần. Theo TS. Ronit Levy tới từ Trung tâm Lo lắng quận Bucks ở Newtown (Pennsylvania, Mỹ) cho biết 90% serotonin - hormone hạnh phúc được sản xuất trong ruột. Vì vậy, giới khoa học tin rằng giảm viêm trong đường tiêu hóa có thể giúp cơ thể sản sinh ra nhiều chất này hơn, nhờ vậy có thể cải thiện tâm trạng, hạn chế thèm ăn và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bởi lẽ, thực tế, những người bị trầm cảm, lo lắng thường có nồng độ serotonin thấp hơn bình thường.
Giải pháp: Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều đường. Nên ăn nhiều rau củ quả trong ngày.
2. Vận động nhiều hơn
30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày, tập luyện ít nhất 5 ngày mỗi tuần có thể giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tâm thần.
Theo một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Tạp chí Tâm thần học Mỹ, chỉ cần 1 giờ tập thể dục mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm trong tương lai.
Theo TS. Ronit Levy, tập thể dục làm tăng lưu lượng máu trong não, và ngược lại, tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có trong não, nhờ vậy giúp goảm căng thẳng và nâng cao tâm trạng.
Giải pháp: Đi bộ xung quanh nhà hoặc văn phòng thường xuyên hơn. Nên đi cầu thang bộ thay vì đi bằng thang máy.
3. Ngủ ngon
Giấc ngủ là “liều thuốc thần kỳ” cho tinh thần và thể chất. Trong khi ngủ, não sẽ có thời gian để trẻ hóa và xử lý thông tin tích lũy suốt cả ngày, giúp củng cố trí nhớ. Ngủ không đủ giấccó thể làm cho bạn khó chịu. Những người bị mất ngủ có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc lo lắng hơn những người ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi ngày.
Giải pháp: Vệ sinh giấc ngủ khoa học giúp ngủ ngon hơn
4. Ghi chép lại những suy nghĩ của bản thân
Theresa Nguyễn - Phó Chủ tịch chính sách và chương trình của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Mỹ cho hay viết ra suy nghĩ của bạn có thể giúp giảm bớt sự lo lắng, quản lý các ý tưởng một cách dễ dàng hơn.
Giải pháp: Ghi chép mọi thứ trong sổ tay, smartphone, máy tính bảng…
5. Lên danh sách ưu tiên
Nếu muốn tránh căng thẳng không cần thiết trong năm mới, hãy lên kế hoạch, suy nghĩ về những ưu tiên của bạn.
Giải pháp: Hãy sắp xếp kế hoạch theo giá trị, ưu tiên những việc cần kíp, quan tâm nhất.
6. Dành thời gian cho bản thân
Đừng cứ mãi vùi đầu vào trong công việc, học tập hay mải mê sử dụng smartphone. Hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân hơn. Nếu bạn còn ngày nghỉ vào dịp cuối năm, hãy tận dụng để đi du lịch, nghỉ ngơi hoặc làm việc bạn thực sự thích.
Giải pháp: Dành thời gian để ngồi thiền, nghe nhạc hoặc theo đuổi một sở thích thư giãn khác.
7. Tìm kiếm trợ giúp tâm lý
Không có gì xấu hổ khi nói chuyện với bác sỹ tâm lý hay một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần. Nếu bạn có các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng, không có lý do để phải chịu đựng trong im lặng vì có rấtn hiều phương pháp điều trị tốt có sẵn. Ví dụ, liệu pháp nhận thức - hành vi có thể giúp bạn suy nghĩ về mọi thứ theo một cách mới và hữu ích hơn.
Giải pháp: Áp dụng những biện pháp giúp giảm trầm cảm hay căng thẳng như thiền, yoga, liệu pháp hương thơm, liệu pháp nhận thức - hành vi…
Bình luận của bạn