Hiện tượng "ba mặt trời" tại Mông Cổ ngày 22/1/2015
Infographic: Vitamin 'năng lượng mặt trời'
Đột phá y học: Xét nghiệm ung thư bằng ánh mặt trời
6 thực phẩm bảo vệ bạn khỏi ánh nắng Mặt Trời
Nga xây ngân hàng ADN khổng lồ chống tận thế
Hiện tượng "ba mặt trời" ở Mông Cổ
Đây là một hiện tượng thiên văn độc đáo mang tên "mặt trời giả" (pathelia), cách gọi khác là mặt trời "bóng ma" hay quầng tinh thể. Hiện tượng "mặt trời giả" xuất hiện khi các tinh thể băng tạo ra các đám mây cao trong không khí ở độ cao khoảng 6.000 so với mặt đất, sinh ra ánh sáng mặt trời phản xạ.
Vào những năm 384 - 322 trước Công nguyên, Aristotle là người đầu tiên ghi nhận hiện tượng kỳ lạ này.
Trước đó, "ba mặt trời" cũng đã từng xuất hiện hai lần ở Trung Quốc vào ngày 10/22/2012 tại thành phố Thượng Hải (tỉnh Giang Tô) và ngày 11/1/2013 tại thành phố Xích Phong (Khu ngự trị Nội Mông).
Hiện tượng lạ làm dấy lên sự quan tâm của nhiều người. Các bức ảnh chụp lại cảnh tượng "ba mặt trời" xếp hàng trên bầu trời nhanh chóng lan đi như virus trên mạng xã hội của Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người cho rằng, hiện tượng này có liên quan đến lý thuyết ngày tận thế của thế giới.
Bình luận của bạn