Nguyên nhân gây nên tình trạng trên ià thực phẩm, đồ uống không an toàn đang "bủa vây" người Việt
khiến chất lượng cuộc sống giống nòi đang có nguy cơ giảm sút.
Ẩn họa từ nước uống đường phố
Chỉ cần rảo một vòng khắp các đường phố Hà Nội vào mỗi tối, hàng
trăm quán trà chanh mọc lên khắp nơi, từ bệnh viện, trường học đến thậm chí là ngay cống rãnh. Bất
cứ vỉa hè nào có chỗ thì chỉ vài ngày sau, trà chanh "chém gió" mọc lên tại đấy. Con sốt trà chanh
Hà Nội nhanh chóng lan sang nhiều thành phố lớn khác cùng với văn hóa "chém gió" trở thành thứ mốt
không lấy gì làm đẹp của giới trẻ.
Cùng với sự tiêu tốn thời gian vô bổ, sức khỏe và những nguy cơ ung thư tiềm ẩn đang rình rập giới trẻ khi chất lượng các loại nước uống vỉa hè không an toàn và đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn được giới trẻ dung nạp một cách vô lo. Những thông tin gần đây trên báo chí phanh phui về công nghệ trà chanh với hóa chất, đường hóa học và nước bẩn dường như vẫn chưa đủ để giới trẻ biết sợ và lo lắng cho sức khỏe của mình.
Giữa những buổi chém gió, nói chuyện thiên hạ hay những tiếng
cười thoải mái đó là "sức khỏe" cũng đang bị các quán trà chanh, các loại nước uống "siêu độc siêu
bẩn" chém dần.
Có vào bên trong nơi chế biến của các quán trà chanh thì mới thấy
giới trẻ đang "đánh cược" với sức khỏe của mình lớn như thế nào khi sự mất vệ sinh tại những nơi
này được xem là đỉnh điểm": chế biến trà kế ngay nhà vệ sinh cho khách, dùng tay không để bốc đá và
đá lạnh để ngay sát cửa ra vào nhà vệ sinh, nước pha trà có thể dùng ngay các loại nước giếng khoan
và các loại ly nhựa,…
Nguy cơ ung thư hiển hiện
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000
người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày và chế độ ăn uống của
người Việt không quan tâm đến các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong một thời gian
dài.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư.
Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối
với nữ).
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi
những loại hóa chất độc hại hay các loại nước uống đường phố không an toàn, có chứa các chất bảo
quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: hóa chất, phẩm màu bị cấm sử dụng hay các
loại đường hóa học mà phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là vào mùa nóng trên cả 3 miền là các loại
nước uống đường phố không an toàn và mất vệ sinh.
Cho đến nay, trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội chưa có thống kê có
bao nhiêu quán vỉa hè buôn bán và cũng hoàn toàn không có cơ quan quản lý nào có thể quản được chất
lượng của các loại nước uống bày bán trên đường phố. Người tiêu dùng thì tiện đâu uống đó, giải
khát trước mắt rồi bệnh tật gì từ từ tính.
Dần dần thói quen và suy nghĩ "trời kêu ai nấy dạ" trở nên quen
dần và hầu như vô cảm trước sự bẩn thỉu và độc hại của các loại đồ ăn thức uống đường phố. Và người
dân mặc nhiên "sống chung với thực phẩm, đồ uống bẩn và độc hại" mà không mảy may tới sức khỏe và
tính mạng của mình.
Đã đến lúc người tiêu dùng phải thực sự nhận ra vấn nạn này và
"ăn có trách nhiệm, uống có ý thức" để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cộng đồng. Mùa nóng nên chọn
các loại nước uống đóng chai có nhãn mác và được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, không dùng các
loại nước uống tự chế biến trên vỉa hè hay không có thương hiệu rõ ràng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn