Vết thương ngay gần tim
Chuyện "yêu quá hoá điên" của bệnh nhân ở phòng cấp cứu
Cách cấp cứu ngừng tim mới có thực sự hiệu quả?
Bị sốc sau khi ăn mì cay cấp độ 7, cô gái nhập viện cấp cứu
Hy hữu chuyện sản phụ sinh con trên tàu cao tốc
Trao đổi với phóng viên chiều 14/11, bác sỹ Nhật, một trong những bác sỹ tham gia cấp cứu cho bệnh nhân Q.A cho biết, đến thời điểm này tỉnh táo, nhịp thở tốt, có thể giao tiếp được. Chỉ 1 - 2 ngày nữa bệnh nhân sẽ được chuyển xuống phòng điều trị.
Trước đó, theo lời kể của người nhà, do xích mích trong chuyện tình cảm, nạn nhân bị dao nhọn đâm vào vùng trước ngực trái sát vú, vết thương khoảng 2cm ngay trước tim. Sau tai nạn bệnh nhân hoảng loạn, tức ngực, khó thở nhiều, được người nhà đưa vào phòng khám cấp cứu trong tình trạng sock trụy tim mạch, huyếp áp 80/40, mạch 170ck/phút, thở nhanh nông tần số 60 - 70l/phút, da niêm mạc nhợt.
Các bác sỹ nghi bệnh nhân bị vết thương thấu ngực trúng tim. Ngay lập tức, bệnh nhân được đẩy thẳng lên phòng mổ. Tại đây, sau khi nghe tim phổi, bác sỹ nghi có tràn dịch, màng ngoài tim có nhiều dịch và khí khoang màng phổi trái. Ekip khẩn trương dẫn lưu màng phổi tiến hành mở ngực theo vết thương. Vào khoang màng phổi bác sỹ thấy khoảng 1,5 lít máu đỏ tươi và khoảng 1.000gr máu cục, động mạch vú trong máu đang chảy dữ dội.
BS CKII. Đoàn Duy Hùng - Khoa phẫu thuật lồng ngực đã tiến hành cầm máu động mạch đang chảy. Sau đó, các bác sỹ nhận thấy nhát đâm xuyên qua chính giữa xương sườn sượt vào màng ngoài tim. Cả kíp đã nhanh chóng, khẩn trương kiểm soát tổn thương và mở cửa sổ màng tim. Cùng lúc đó, các bác sỹ gây mê hồi sức tích cực hồi sức vận mạch bằng các loại thuốc hỗ trợ, truyền máu, truyền plasma, truyền dịch và dịch keo.
Với sự phối hợp khẩn trương và nhịp nhàng của tất cả ekip, chưa đầy 1 giờ đồng hồ cứu chữa, bệnh nhân được chuyển về hồi sức tích cực trong tình trạng tỉnh táo, huyết động ổn định.
BS CKII. Đoàn Duy Hùng cho biết: “Ca cấp cứu thành công là nhờ sự cố gắng chạy đua với thời gian của cả ekip, cách làm việc chuyên nghiệp của tất cả các y bác sỹ từ phòng tiếp đón bệnh nhân (phòng khám), gây mê hồi sức đến phẫu thuật tim mạch và lồng ngực”.
Theo bác sỹ gây mê hồi sức Trần Nguyễn Nhật, người trực tiếp tham gia ca mổ: “Bệnh nhân chỉ chậm một ít phút nữa, nếu không được đưa lên phòng mổ, không được dẫn lưu màng phổi mở ngực kiểm soát tổn thương là động mạch vú sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp và trụy tim mạch, ngưng tim ngừng thở rất nhanh, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng”.
Bình luận của bạn