Đau nhức xương khớp là hiện tượng thường gặp ở người trung niên
Viêm khớp, đau khớp khi trời lạnh: Học ngay cách sử dụng tinh dầu
5 bài tập đơn giản để giảm đau khớp ngón tay
5 cách giảm đau khớp trong ngày Đông lạnh
Tự làm thuốc giảm đau khớp gối nhanh chóng
Bác sỹ Eve Glazier và Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ, trả lời:
Chào bạn!
Glucosamine là một hợp chất được sản xuất tự nhiên trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sụn khỏe mạnh. Glucosamine có tác dụng bôi trơn khớp và duy trì trạng thái khỏe mạnh cho tế bào xương.
Theo quá trình lão hóa thì lượng glucosamine trong sụn sẽ dần ít đi làm cản trở việc sản xuất chất lưu dịch hoạt cần thiết cho việc duy trì các khớp khỏe mạnh. Khi glucosamine trong cơ thể giảm, thì người bệnh có nguy cơ bị đau khớp và cứng khớp.
Việc sử dụng glucosamine – một chất bổ sung được bán dưới dạng viên nang và viên nén trở nên phổ biến trong những năm 1990 sau khi công dụng chống viêm xương khớp của nó được đăng trên nhiều cuốn sách bán chạy nhất.
Một số nghiên cứu cho rằng glucosamine có đặc tính kháng viêm và thậm chí có thể hỗ trợ quá trình tái tạo sụn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy glucosamine không có tác dụng như vậy. Nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện trên 1.500 người bị viêm xương khớp thì glucosamine không có hiệu quả hơn việc sử dụng giả dược. Chỉ những người tham gia nghiên cứu được chỉ định sử dụng acetaminophen thì tình trạng đau xương khớp mới giảm.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, glucosamine có vẻ an toàn và được dung nạp tốt khi dùng đúng liều khuyến cáo trong khoảng thời gian 2 năm. Tuy nhiên, khi dùng glucosamine, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như nhức đầu, khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Vì glucosamine được làm từ động vật có vỏ như tôm, cua... nên những người bị dị ứng với động vật có vỏ hoặc người bị nhạy cảm với iod thì không nên dùng glucosamine.
Ngoài bổ sung glucosamine, bạn có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện tình trạng đau xương khớp:
- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp người bệnh viêm khớp giảm đau và ngủ ngon hơn.
- Giảm cân: Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên đầu gối, hông và cột sống. Bởi vậy, bạn nên giảm cân để giảm đau khớp.
- Dùng thuốc: Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng đau khớp không đỡ, bạn nên dùng thuốc giảm đau theo đường uống hoặc thuốc giảm đau tại chỗ. Acetaminophen là thuốc được lựa chọn đầu tiên khi bị viêm xương khớp. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể giúp giảm đau và sưng khớp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn