26/1: “Bom” thiên thạch “tấn công” Trái đất?

Mô phỏng một tiểu hành tinh bay về phía Trái Đất, ảnh: ESA

Thực hư thiên thạch "siêu màu nhiệm" được đại gia săn đuổi

Theo các nhà khoa học, nguồn năng lượng có trong bom thiên thạch Chelyabinsk khi phát nổ tại Nga tương đương với vụ nổ của khoảng 440-500.000 tấn thuốc nổ TNT, tức là mạnh hơn gấp 30 lần so với sức mạnh của quả bom từng rơi xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945.

Chính vì vậy, vụ va chạm vào ngày 15/2/2013 đã gây ra đám mưa thiên thạch trên bầu trời các tỉnh Chelyabinsk, Tyumen, Kyrgan và Sverdlovsk gây ra rất nhiều sự cố cho các địa phương này và vùng ven dãy núi Urals.

Thế nên, việc thiên thạch - tiểu hành tinh 2004 BL86 có đường kính khoảng 400 - 1.000m, gấp 20 lần quả bom thiên thạch Chelyabinsk đang nhận được sự quan tâm của giới khoa học. Theo tính toán, một vật thể không gian có khả năng gây nguy hiểm nếu nó đi qua quỹ đạo Trái Đất ở khoảng cách ít hơn 7,4 triệu km (xấp xỉ 19,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng) và có đường kính vượt quá 100 - 150m. Các vật thể có kích thước này đủ lớn để có thể gây ra sự tàn phá chưa từng có hoặc nguy cơ sóng thần lớn nếu rơi xuống biển.

Trong khi đó, tiểu hành tinh 2004 BL86 được dự báo sẽ di chuyển ở khoảng cách 1,2 triệu km, gấp ba lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Do vậy, dù ít có khả năng tiểu hành tinh này va chạm với Trái đất nhưng nhiều trạm thiên văn trên thế giới vẫn liên tục theo dõi và cập nhật hướng đi của tiểu hành tinh để chắc chắn nó không gây nguy hiểm cho Trái Đất.

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội