Cách chữa cong vẹo cột sống cho bé gái?
Cong vẹo cột sống, khi nào cần phẫu thuật?
Vì sao trẻ sớm thành "ông còng", "bà còng"?
Cong vẹo cột sống: Đừng để trẻ em hôm nay... "ông cụ" ngày mai
Tìm ra đột biến gen gây gù vẹo cột sống
BS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Cột sống của người bình thường có hình dạng thẳng đứng. Vì một số nguyên nhân (ngồi sai tư thế, vác nặng hoặc bệnh bại não, dị tật bẩm sinh...), cột sống bị uốn cong ở giữa và khiến vai bị lệch sang một bên hoặc người bị gù về phía trước, tình trạng này được gọi là vẹo cột sống.
Cột sống bình thường (bên trái) và cột sống bị cong vẹo (bên phải)
Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có 3 trẻ bị cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị cong vẹo cột sống nặng tới mức phải điều trị chỉ là 3/1.000. Hầu hết các trường hợp bị cong vẹo cột sống là từ sau khi sinh và ở tuổi vị thành niên. Tùy theo tuổi tác, giới tính và nguyên nhân gây bệnh sẽ quyết định mức độ và vị trí cột sống bị cong vẹo.
Việc điều trị bệnh ở bé gái còn tùy thuộc vào việc bé đã dậy thì hay chưa, bởi vì tình trạng cong vẹo cột sống thường không tiến triển xấu đi sau khi bắt đầu dậy thì. Hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống là nhẹ và không cần điều trị, bạn có thể đưa cháu đi khám và xin tư vấn trực tiếp của bác sỹ. Thông thường, bé chỉ cần phải tránh một số môn thể thao hoặc thể dục dụng cụ.
Trong trường hợp vẹo cột sống nặng, gây khó chịu hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác, trẻ cần được điều trị. Phương pháp điều trị chủ yếu là vật lý trị liệu, nếu nghiêm trọng, người bệnh có thể phải nẹp lưng, thậm chí là phẫu thuật để làm thẳng cột sống.
Vẹo cột sống nặng và không được điều trị có thể gây ra đau lưng, dị tật vĩnh viễn và các vấn đề về hô hấp cũng như tim mạch. May mắn là các trường hợp này không nhiều và bạn không nên quá lo lắng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn