Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống: Đừng để trẻ em hôm nay... "ông cụ" ngày mai
Chỉnh cong vẹo cột sống trễ, tuổi thọ ảnh hưởng nghiêm trọng
Phòng tránh cong vẹo cột sống cho con yêu
Sau phẫu thuật, gai cột sống có khỏi hoàn toàn?
PGS Nguyễn Văn Thạch - Trưởng Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức, cho biết:
Chào bạn!
Cong vẹo cột sống là căn bệnh mà cột sống bị nghiêng sang một bên. Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống: Do bẩm sinh; Do mắc các bệnh thần kinh; Do chấn thương; Thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương); Do cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bác sỹ không xác định được nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống.
Khi phát hiện trẻ bị vẹo cột sống cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa chỉnh hình cột sống bởi nếu không được điều trị thích hợp, xương của trẻ có thể bị biến dạng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi) của trẻ sau này;... Các bác sỹ sẽ dùng đến góc Cobb - một thiết bị đo độ cong của xương sống để đo và quyết định sử dụng biện pháp điều trị phù hợp. Nếu độ cong cột sống từ 10 - 15 độ, thì không cần áp dụng biện pháp nào cả, nhưng phải kiểm tra thường xuyên cho đến khi quá trình dậy thì và trưởng thành đã hoàn tất (độ cong của cột sống thường không tiến triển nặng hơn nữa sau thời điểm đó). Nếu độ cong của cột sống từ 20 - 40 độ, chuyên gia chỉnh hình sẽ đề nghị dùng bàn chỉnh hình cột sống (một thanh nẹp lưng). Nếu độ cong của cột sống từ 40 - 50 độ hoặc hơn nữa thì việc phẫu thuật là cần thiết. Bạn nên đưa con đến khoa chỉnh hình cột sống của các bệnh viện để khám và điều trị.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn