1. Vẹo cột sống ở trẻ là gì?
Vẹo cột sống là một tật, một biến dạng của cột sống trong đó cột sống bị cong lệch sang một bên, thường xuất hiện trong giai đoạn phát triển mạnh của trẻ, thường trước tuổi dậy thì.
Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống đều là vẹo nhẹ, nhưng một số trẻ em tiếp tục diễn tiến nặng khi lớn lên. Vẹo cột sống nặng có thể gây tàn tật cho trẻ, làm giảm thể tích bên trong lồng ngực gây ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp.
Sách cặp quá nặng hoặc lệch về một bên cũng là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ
Tư thế ngồi học không đúng, là nguyên nhân hàng đầu gây vẹo cột sống ở trẻ đi học. Một nguyên nhân nữa là bàn ghế trong lớp không đúng kích thước,
3. Triệu chứng
Khi phát hiện trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của vẹo cột sống, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa vì các trường hợp vẹo cột sống nhẹ cũng có thể diễn tiến âm thầm thành vẹo cột sống nặng hoặc rất nặng.
4.Tác hại:
-Cong vẹo cột sống làm trục của hệ xương thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động và đối với các bé gái còn bị lệch xương chậu.
-Gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do dị dạng thân hình.
- Gây ảnh hưởng tới sự vận động của hệ thống cơ xương, trẻ không thể tham gia các hoạt động thể thao như các bạn bè cùng trang lứa.
- Ngoài ra cong vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, ảnh hưởng đến phát triển khung chậu. Do đó ảnh hưởng đến việc sinh nở của học sinh nữ khi đến tuổi làm mẹ.
5. Các biến chứng và các nguy cơ tăng nặng
Bé gái có nguy cơ vẹo cột sống cao hơn bé trai
6.Điều trị
Điều trị đối với mức gù vẹo nhẹ
Phần lớn trẻ bị vẹo cột sống nhẹ chỉ cần theo dõi mà không cần phải mang áo nẹp hay phẫu thuật gì cả. Cần theo dõi sát mỗi 4 – 6 tháng.
Mặc dù đã có phác đồ điều trị cho vẹo cột sống nhẹ (góc vẹo, góc Cobb ≤ 200), trung bình (góc Cobb 200 – 400), nặng (góc Cobb ≥ 400), quyết định điều trị phải căn cứ trên tình trạng của từng cá nhân. Bác sỹ sẽ xem xét các yếu tố gồm: giới tính, mức độ nặng, nhẹ của vẹo. tính chất đường cong, vị trí đường cong, độ trưởng thành xương...
Áo nẹp cho mức độ gù vẹo trung bình
Nếu trẻ vẫn còn đang phát triển và vẹo cột sống mức độ trung bình – góc Cobb 200 – 400, bác sỹ sẽ khuyên mang áo nẹp.
Nên lưu ý là áo nẹp không giúp điều trị khỏi vẹo cột sống mà chỉ giúp ngăn ngừa vẹo cột sống tăng nặng thêm. Hầu hết áo nẹp được mặc cả ngày và đêm. Việc mặc áo nẹp sẽ chấm dứt khi bộ xương ngừng phát triển, thường ở vào các thời điểm:
- Khoảng 2 năm sau khi bé gái có kinh nguyệt.
- Khi bé trai phải cạo râu thường xuyên.
- Khi trẻ không còn cao thêm.
Phẫu thuật
Vẹo cột sống nặng sẽ diễn tiến ngày càng nặng thêm, bác sỹ sẽ quyết định phẫu thuật để điều chỉnh độ cong và ngăn ngừa diễn tiến nặng thêm.
7.Để phòng, chống cong vẹo cột sống cho học sinh, cần thực hiện:
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ (chế độ ăn uống cần có đủ protein, vitamin, chất khoáng…), chú ý đến những thức ăn giàu calci.
- Nâng cao thể trạng cho học sinh bằng cách cho các em tham gia luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
- Giáo viên và phụ huynh nên hướng dẫn con em mình ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
- Lớp học cần đảm bảo chiếu sáng đầy đủ cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Góc học tập tại nhà cũng nên bố trí ở nơi thoáng mát, có đủ điều kiện ánh sáng.
- Bàn ghế, bảng phải có kích thước phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học.
- Không nên để học sinh mang vác cặp sách quá nặng (trọng lượng của cặp phải nhỏ hơn 10% trọng lượng cơ thể của các em). Khi đeo cặp cần đeo cả hai vai hoặc phải đổi bên đeo cặp đều đặn nếu cặp chỉ có một dây đeo.
- Nên có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho các em.
Ngành Giáo dục, các nhà trường, các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi ngay nhận thức, tập trung thành mối quan tâm hơn về đầu tư cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn tại các nhà trường, trong gia đình nhằm cung cấp cho các em những điều kiện học tập tốt nhất, khoa học nhất mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và cột sống nói riêng. Đừng để trẻ em hôm nay..."ông cụ"ngày mai.
Bình luận của bạn