Cập nhật mới về quy định các chất sử dụng trong mỹ phẩm

Một số thành phần sẽ bị cấm hoặc giới hạn từ năm 2027 - Ảnh minh họa.

Quyết liệt ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giả

Triệt phá đường dây sản xuất 12 tấn kem trộn, mỹ phẩm giả

Hà Nội: Phát hiện hơn 5.000 lọ mỹ phẩm trôi nổi gắn mác “hàng Hàn Quốc”

Vì sao nhiều doanh nghiệp tự nguyện thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm?

Những cập nhật đáng chú ý tại các Phụ lục của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN

1. Phụ lục II – Danh mục các chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm:

Chỉnh sửa nội dung tham chiếu số 1024, cụ thể cập nhật thành “2-ethylhexanoic acid và các muối của nó”. Quy định này có hiệu lực ngay từ ngày 08/07/2025.

Bổ sung tham chiếu số 1721, bổ sung ba chất thuộc nhóm acrylate bao gồm:

  • 2-ethyl-2-[[(1-oxoallyl)oxy]methyl]-1,3-propanediyl diacrylate
  • 2,2-bis(acryloyloxymethyl)butyl acrylate
  • trimethylolpropane triacrylate (CAS No 15625-89-5) Quy định có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 24/4/2027, ngoại trừ Campuchia.

Bổ sung tham chiếu số 1722, đưa chất Phenacetin (CAS No 62-44-2) vào danh mục chất cấm, áp dụng từ 24/4/2027, ngoại trừ Malaysia.

2. Phụ lục III – Danh mục các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng trong sản phẩm mỹ phẩm:

Đối với acid salicylic (CAS No 69-72-7): Tại tham chiếu số 98, bổ sung “sơn móng tay” vào danh sách ngoại trừ. Theo đó, giới hạn nồng độ chất này không áp dụng cho các sản phẩm như sữa dưỡng thể, phấn mắt, mascara, kẻ mắt, son môi, lăn khử mùi và sơn móng tay. Quy định sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ 21/11/2025.

3. Phụ lục IV, VI và VII:

Không có cập nhật hoặc thay đổi mới liên quan đến danh mục chất màu, chất bảo quản và chất lọc tia tử ngoại.

Lộ trình áp dụng và trách nhiệm của doanh nghiệp

Theo công văn, kể từ ngày các quy định nêu trên có hiệu lực, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.

Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chủ động rà soát thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh. Có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phù hợp, bảo đảm sản phẩm mỹ phẩm đưa ra lưu hành đáp ứng quy định, tránh nguy cơ sản phẩm bị thu hồi, gây lãng phí.

Cục cũng đề nghị Sở Y tế các địa phương cần tổng hợp tình hình sử dụng các chất nano (như Styrene/Acrylates copolymer, Copper, Gold, Platinum, Hydroxyapatite…) trong mỹ phẩm đã được cấp số công bố. Gửi báo cáo về Cục Quản lý Dược trước ngày 1/8/2025 để kịp phản hồi Ban thư ký ASEAN tại Kỳ họp ACSB lần thứ 42.

 
Việt An (Theo dav.gov.vn)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội