Chụp MRI: Độ chính xác cao không cần phẫu thuật

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp đánh giá tình trạng của các cơ quan rất nhỏ trong cơ thể

Phát hiện mỡ nâu bằng máy MRI

Ninh Bình: Ðưa hệ thống can thiệp mạch, chụp cộng hưởng từ vào hoạt động

Khi nào cần chụp cộng hưởng từ?

Silent Scan - công nghệ chụp cộng hưởng từ không tiếng ồn

ThS. BS. Võ Tấn Đức - Chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Ðại học Y dược TP.HCM cho biết, chụp cộng hưởng từ hạt nhân là một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan.

Năm 1952, hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân được hai tác giả Bloch và Purcell phát hiện. Đến năm 1982, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) bắt đầu được dùng để chẩn đoán bệnh.

Chụp MRI không ảnh hưởng đến sức khỏe do không sử dụng bức xạ ion. Phương pháp chụp này có một ưu điểm hơn một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác đó là độ tương phản rõ rệt giữa các loại mô từ mô mềm, dịch trong tổ thương... Do đó, MRI có độ chính xác cao mà không cần phẫu thuật, rất có giá trị trong chẩn đoán các tổn thương của phần mềm, hệ thống mạch máu, hệ thống thần kinh và khớp xương. Đặc biệt, nó đánh giá rất tốt tình trạng tưới máu não.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài nhược điểm. Với các chất vôi như xương, hình xơ vữa động mạch có đóng vôi thì hình ảnh của phương pháp này kém hơn so với chụp CT scan. Chi phí cho một lần chụp mỗi bộ phận cao hơn các phương pháp truyền thống khác. Thời gian cho ca chụp lâu hơn và khó ứng dụng trong trường hợp cấp cứu. Các bệnh nhân có vật kim loại hoặc các thiết bị hỗ trợ trong cơ thể sẽ dễ gây nhiễu hình ảnh hoặc không được chỉ định chụp.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ được sử dụng từ năm 1952

Theo ThS. BS. Tấn Đức, bệnh nhân chỉ chụp MRI khi có chỉ định của bác sỹ sau khi đã được khám bệnh cẩn thận, đôi khi sau khi làm siêu âm và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đơn giản khác. Khi đó dựa trên cơ sở các triệu chứng có được sẽ có sự hội chẩn giữa bác sỹ khám bệnh và bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, có như vậy thì kết quả mới chính xác.

Bên cạnh đó, không nên sử dụng MRI để tầm soát ung thư trong khám sức khỏe, mặc dù chụp MRI hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và giá khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người Việt Nam.

Tuy nhiên, nói cho cùng MRI cũng chỉ là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng máy móc, không thể thay thế bác sỹ khám bệnh. "Chỉ chụp MRI khi có chỉ định của bác sỹ lâm sàng sau khi khám kỹ cho bệnh nhân, không tự ý xin hay ép bác sỹ phải cho chụp MRI để tầm soát bệnh tật", ThS. BS Tấn Đức cho biết.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn