Có đến 9/10 loại nấm mọc hoang có độc tố

“Tất nhiên, những lại nấm mọc hoang cũng có loại nấm ăn ngon ngọt, nhưng người dân không thể nhận biết được nấm đó có độc hay không, chỉ có những chuyên gia, nhà khoa học mới có thể nhận biết được. Do vậy để phòng ngừa ngộ độc nấm, tốt nhất người dân không nên sử dụng bất cứ loại nấm mọc hoang nào, chỉ nên sử dụng các loại nấm trồng như: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm đùi gà… ”, ông Trọng khuyến cáo.


Người dân nên sử dụng các loại nấm trồng để bảo đảm an toàn, không gây ngộ độc ( ảnh MH)

Cũng theo ông Trọng, những vụ ngộ độc nấm dẫn đến tử vong trong thời gian vừa qua đều do người dân sử dụng nấm mọc hoang , những trường hợp ngộ độc nấm phần lớn là người dân vùng sâu, vùng xa, sử dụng nấm mọc ở ven rừng, bãi cỏ…

Trước đây, theo kinh nghiệm của người xưa, nấm có màu sắc sặc sỡ thường là nấm độc, nhưng hiện hay điều đó là chưa đủ. Thực tế cho thấy, có những nấm người dân sử dụng bị ngộ độc, nhìn bề ngoài rất “ hiền lành” có màu trắng muốt, màu vàng nhạt. Những nấm này ăn vào cảm thấy ngọt giống như nấm rơm, nhưng bên trong lại có độc.

Do đó, ngoài chuyện nấm có màu sắc sặc sỡ còn có cả những nấm không có màu sắc sặc sỡ vẫn là nấm đốc. Vì vậy không nên chỉ dựa vào màu sắc để đánh giá nấm độc hay không độc.
Đa phần nấm độc đều nằm trong hệ thống phân chi Amanita. Thông thường chi này có đặc điểm của nấm độc là có vòng cổ, bao gốc. “ Những nấm có bao gốc, có vòng cổ, người sử dụng cần nên tránh. Vì đây là những nấm nguy cơ có độc tố”, ông Trọng cho biết.

Ông Trọng cho rằng, tất cả các loại nấm trồng được lưu thông trên thị trường hiện nay đều không có độc tố. Nếu có gây ngộ độc chỉ là do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, do vi khuẩn xâm nhập… chứ bản thân trong nấm trồng không hề có độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin