Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho bé?

Cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Những sai lầm kinh điển khi hạ sốt cho trẻ

4 bước cần làm ngay khi trẻ bị sốt

Khi nào dùng thuốc đạn hạ sốt đút hậu môn cho trẻ?

Cẩn thận ngộ độc vì thuốc giảm đau, hạ sốt!

Trả lời:

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:

Chào bạn! Khi trẻ bị sốt, nhiều bà mẹ miếng dán để hạ sốt cho con mà không biết rằng miếng dán hạ sốt này sử dụng không đúng cũng nguy hiểm cho trẻ. Thành phần chủ yếu của miếng dán là hydrogel, đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng chúng hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài. Tuy nhiên, miếng dán hạ sốt không có chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài da nên khả năng hạ sốt rất hạn chế. 

Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ không có hiệu quả cao. Với trẻ nhỏ hết sức cẩn trọng vì da trẻ mỏng và nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nổi mẩn đỏ khi dán. Một số trẻ có thể bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán; Menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh. Một số trường hợp sốt quá cao mà điều trị tại nhà bằng miếng dán hạ sốt sẽ dẫn tới co giật và gây biến chứng về não của trẻ.

Khi bé bị sốt, bạn có thể giảm sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn để lau mát, nhúng khăn vào chậu nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ là 2 độ C, đảm bảo nước luôn luôn ấm trong suốt quá trình lau). Khi trẻ bị sốt kèm triệu chứng khác bạn cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu dùng thuốc tại nhà, cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để được chỉ định dùng thuốc hợp lý, theo đúng liều dùng nhằm tránh những biến chứng không mong muốn do sốt cao gây nên.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị