Có thể dùng TPCN để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao?

Ăn chay vẫn bị mắc bệnh mỡ máu!

Rối loạn mỡ máu, nguy hiểm khó lường

Tự phục hồi – Phương pháp mới chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ

Bác sỹ Đinh Thị Thanh: Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ) và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra những biến chứng về huyết áp, tim mạch. Đối với trường hợp của mẹ chị, nếu đã đi khám bác sỹ thì cần tuân thủ quy trình điều trị của bác sỹ. Đồng thời, chị có thể cho bác dùng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp phòng và hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, dùng cách thuốc điều trị bác sỹ kê khoảng 1 giờ. Để bệnh của mẹ chị được duy trì ổn định trong thời gian dài, chị có thể cho bác dùng thực phẩm chức năng liên tục trong thời gian dài từ 4 - 6 tháng. Cần hình thành cho bác thói quen đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và kiên trì điều trị theo sự tư vấn của bác sỹ.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh mỡ máu cao

Đối với bệnh nhân bị mỡ máu cao, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc, thực phẩm chức năng theo sự tư vấn của bác sỹ, chị cần chú ý tới chế độ ăn của bác như sau:

Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, bao gồm thịt, sữa, phô mai, sữa nguyên chất và bơ. Ăn ít các loại bơ thực vật, bánh nướng và bánh ngọt càng ít càng tốt. Duy trì cân nặng thích hợp.

Nên chọn thịt gia cầm, các thực phẩm nạc, ít chất béo hoặc không béo, loại bỏ mỡ trước khi nấu. Thay vì rán thịt hoặc cá thì có thể thay thế bằng nướng, hấp. Ăn thêm các loại ngũ cốc và rau xanh để tăng lượng chất xơ, làm giảm cholesterol.

Khi đã khống chế được lượng mỡ trong máu, tức bệnh tình đã thuyên giảm, mẹ chị vẫn cần phải duy trì chế độ ăn uống và chế độ tập luyện khoa học, phù hợp với độ tuổi, sức khỏe để bệnh không tái phát.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng