Sự kiện có sự tham gia của đại diện từ nhiều ban ngành thuộc thành phố Hà Nội, trong đó có Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, và ca sỹ Mỹ Linh, Đại sứ Thiện chí của Chương trình kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển.
Tại sự kiện này, bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Dân Trí về kinh nghiệm an toàn giao thông tại Thụy Điển.
Thụy Điển là một trong những những gia có giao thông an toàn nhất thế giới? Xin bà có thể cho biết vì sao Thụy Điển đạt được kết quả rất đáng ngưỡng mộ này?
Chúng tôi có chương trình "Tầm nhìn về KHÔNG"
(Vision Zero) là một dự án an toàn giao thông đường bộ được bắt đầu triển khai
tại Thụy Điển vào năm 1997 nhằm mục đích đạt được một hệ thống đường cao tốc
KHÔNG có trường hợp tử vong hoặc bị thương nặng.
Ý tưởng chính đằng sau tầm nhìn về KHÔNG là tiếp tục cải thiện hệ thống đường sá để nó trở nên ngày càng an toàn hơn. Sau khi thực hiện dự án "Tầm nhìn về KHÔNG", số thương vong giao thông đã giảm một nửa và hiện nay chỉ có dưới 300 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm.
Để đạt được những cải thiện lớn về tình hình giao
thông nói trên, chúng tôi đã tập trung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em từ khi còn
rất nhỏ, đặc biệt là có các chương trình giáo dục giao thông ở trường học.
Thụy Điển cũng có những quy định rất nghiêm ngặt về đội mũ bảo hiểm. Tất cả mọi người khi ngồi xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, thậm chí cả trẻ em. Chúng tôi rất chú trọng đến việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. Ở đất nước chúng tôi, người đi xe đạp rất tự giác đội mũ bảo hiểm để bảo bảo vệ an toàn cho chính mình.
Thụy Điển có thể nói là đất nước phát minh ra dây đeo 3 điểm dùng cho xe ô tô, rất hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro trong giao thông. Tất cả mọi người ngồi trên xe ô tô, cả ghế trước và ghế sau, đều phải thắt loại dây này.
Giao thông là một trong những vấn đề khá nan giải ở Việt Nam, theo bà, Việt Nam cần có biện pháp gì để cải thiện tình hình?
Theo tôi việc đầu tiên là các ban ngành chức năng cần có chiến dịch kêu gọi tất cả người dân đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng và không chỉ có người lớn mà cả trẻ em cũng cần phải đội mũ bảo hiểm. Tôi nghĩ rằng, việc đội mũ bảo hiểm không chỉ cần thiết cho người ngồi trên xe máy mà cả trên xe đạp điện. Bên cạnh đó cũng rất quan trọng để tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức về an toàn giao thông cho người dân.
Trong những năm vừa qua, Thụy Điển và Việt Nam đã phối hợp tổ chức một số cuộc tọa đàm về phát triển giao thông bền vững. Tại đây, chúng tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển giao thông của Thụy Điển cho Việt Nam, về những thành công mà mà đất nước chúng tôi đã đạt được. Tôi hy vọng rằng, điều này sẽ phần nào giúp Việt Nam áp dụng vào thực tiễn để cải thiện tình hình giao thông.
Tôi đã giữ cương vị là Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong 2 năm qua. Ngay từ khi tôi nhận nhiệm vụ này, tôi đã rất chú trọng đến vấn đề hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về an toàn giao thông giữa hai quốc gia.
Bà đã bao giờ gặp một tình huống giao thông khiến bà phải thót tim khi sống ở Hà Nội chưa?
Nói thật với bạn là là rất nhiều lần tôi gặp phải những tình
huống như vậy rồi. Tôi lo lắng khi nhìn thấy trẻ em Việt Nam ngồi trên xe mà không đội mũ
bảo hiểm. Có hôm tôi thấy một em bé đứng trên yên xe, bố cầm lái, mẹ ngồi đằng
sau mà không hề đội mũ bảo hiểm, đúng là thót tim.
Còn khi sang đường ở Hà Nội thì đúng là phải can đảm và
hết sức thận trọng. Tuy nhiên, giờ tôi đã quen hơn và đã kinh nghiệm hơn khi sang đường ở Hà Nội.
Tôi có hai con, chúng tầm 10 tuổi, mỗi khi các con tôi ra đường tôi đều bảo chúng đội mũ bảo hiểm, cả kể khi chúng đi xe đạp. Là bố mẹ thì ai cũng mong muốn con mình phải thực sự an toàn và vì vậy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là rất cần thiết. Cha mẹ và người lớn cần phải là tấm gương để các em noi theo.
An toàn giao thông là rất quan trọng đối với Thụy Điển, và
tôi vui mừng khi thông báo rằng tất cả các nhân viên tại Đại sứ quán chúng tôi đã cam kết
luôn đội mũ bảo hiểm cho bản thân và con cái của mình bất cứ khi nào tham gia
giao thông. Chúng tôi mong muốn sáng kiến này được nhân rộng đến tất cả các
trường học và cộng đồng tại Việt Nam.” Theo Tổ
chức Y tế Thế giới và các số liệu thống kê khác, tai nạn giao thông
đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tật tại Việt Nam
và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương. Hàng năm, Việt Nam có khoảng
22.000 ca tử vong và 443.000 các ca chấn thương ở các cấp độ khác nhau
do tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong cho nhóm lứa tuổi từ 15-29 và nguyên nhân đứng thứ
hai cho nhóm các em trong lứa tuổi từ 5-14.
Theo tính toán của
Quỹ phòng chống thương vong châu Á, chỉ tính riêng năm 2010, Việt Nam đã
thiệt hại đến 3,09 tỷ USD do các tai nạn giao thông.
Bình luận của bạn