Bệnh nhân nhiễm Ebola điều trị tại trung tâm y tế Nongo ở Conakry ngày 21/8/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)
FaceGym - phương pháp massage mặt chống lão hóa nên thử ngay
Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ ba (16/5/2016)
5 bước tự kiểm tra sức khỏe mọi quý ông đều nên thực hiện
Da thêm sáng, mịn màng nhờ các loại mặt nạ thiên nhiên
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, phát biểu trên truyền hình ngày 12/5, Bộ trưởng Y tế Congo Oly Ilunga xác nhận 3 trường hợp tử vong trên, đồng thời trấn an người dân "tránh hoảng loạn."
Theo ông Ilunga, chính phủ đã triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để phản ứng "kịp thời và hiệu quả" đối với đợt bùng phát mới này.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền Congo để triển khai nhân viên và thiết bị y tế tới các vùng hẻo lánh, nhằm nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát này.
WHO cho biết đây là đợt bùng phát Ebola thứ 8 tại Congo và là đợt đầu tiên trong 3 năm trở lại đây, xảy ra tại khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Bas-Uele, giáp biên giới với Cộng hòa Trung Phi.
WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi những người từng tiếp xúc với người bệnh đồng thời khuyến cáo những người có dấu hiệu mắc bệnh cách ly bản thân trong thời gian chờ hỗ trợ y tế.
Dịch Ebola có nguy cơ bùng phát tại Congo
Giai đoạn 2014-2015, đợt bùng phát dịch bệnh Ebola tại khu vực Tây Phi được coi là lớn nhất và phức tạp nhất, cướp đi sinh mạng gần 11.300 người trong tổng số hơn 18.000 trường hợp bệnh, đặc biệt là ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Các chuyên gia y tế WHO cho biết dịch bệnh Ebola bắt đầu tại Guinea trong tháng 12/2013 nhưng sau đó đã lan rộng sang các quốc gia láng giềng khác. Đại dịch này cơ bản được khống chế vào cuối năm 2015.
Bệnh do virus Ebola rất nguy hiểm gây tử vong cao ở người, với tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%. Dịch bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976.
Virus Ebola được cho là xuất phát từ loài dơi. Người có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc gần với động vật nhiễm bệnh. Các trường hợp lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất bài tiết của cơ thể người mắc bệnh. Hiện chưa có vắcxin phòng căn bệnh nguy hiểm này.
Bình luận của bạn