Nếu không điều trị đúng cách, liệu có thể tái phát lại
Chắp mắt và lẹo mắt: Cần phân biệt để dễ điều trị
Nhức mỏi mắt có phải biến chứng của bệnh viêm xoang?
Đừng hại con bằng thiết bị điện tử
Phát hiện trẻ tự kỷ qua chuyển động mắt
Trả lời:
Bác sỹ Hoàng Cương - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết
Chào cháu! Lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào chân lông mi hoặc do vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Lẹo là bệnh thường gặp, có ngưởi chỉ bị một vài lần rồi khỏi hẳn nhưng cũng có người mắt mọc lẹo liên tiếp, khỏi đợt này, mọc đợt khác... Khi xuất hiện lẹo nếu không điều trị tích cực và đúng cách, lẹo có thể hết rồi lại xuất hiện xuất hiện hoặc lây lan qua nang lông kế cận . Chính vì vậy, việc điều trị kịp thời và đúng cách cũng làm giảm nguy cơ tái phát lẹo.
Khi lên lẹo cháu hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách, không nên tự ý điều trị tại nhà. Sau đây là một số lưu ý cháu nên biết để tránh tái phát lẹo.
- Khi mọc lẹo, lúc lẹo còn non cháu có thể dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt, bôi vào vùng mí mắt có lẹo mỗi ngày theo chỉ định của bác sỹ và kết hợp với giữ vệ sinh mắt, mi mắt và vùng da quanh mắt. Ngoài ra, cháu có thể chườm bằng khăn hoặc gạc ấm sạch 3 - 4 lần/ngày, khoảng 10 - 15 phút mỗi lần. Cháu không nên tự ý chích, rạch, nặn mủ tại nhà, tránh làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp.
- Nếu lẹo hay tái phát cháu có thể rửa mặt hàng ngày bằng nước sạch. Nhỏ mắt bằng thuốc tra mắt chloramphenicol (dung dịch 0,4%) ngày 3 - 4 lần, đồng thời tra thuốc mỡ tetracycline 1% vào bờ mi bị lẹo trước khi đi ngủ. Làm như trên trong vòng 2 - 3 tháng liền. Nếu làm vậy mà vẫn tái phát thường xuyên thì cháu nên đi khám chuyên khoa nội để tìm nguyên nhân vì một số bệnh toàn thân như: Đái tháo đường, suy nhược toàn thân, bệnh của thận… có thể gây nên tình trạng này.
Ngoài việc khi điều trị trên cháu cần chú ý những điều sau:
- Không lấy tay bẩn dụi mắt. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng;
- Bảo vệ mắt khỏi khói, bụi, ô nhiễm không khí. Đeo kính bảo vệ khi đi đường, khi lao động trong môi trường bụi bặm
- Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau…
- Hạn chế dùng mỹ phẩm lên vùng mi mắt;
- Về ăn uống nên chú ý: Nên kiêng những thứ có tính kích thích như rượu, thuốc lá… Không ăn những thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó… Nên hạn chế cả các món thủy sản và hải sản.
Chúc cháu nhanh khỏi bệnh!
Bình luận của bạn