- Chuyên đề:
- Nuôi dạy trẻ tự kỷ
Những trẻ đảo mắt thường xuyên khi sáu tháng tuổi có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
Google giúp giải mã gene cho người tự kỷ
Nhọc nhằn dạy con tự kỷ !
Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập bằng thú nuôi
Vì đâu trẻ tự kỷ?
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ theo dõi ánh mắt để khảo sát 104 trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi, có nguy cơ bị tự kỷ từ thấp tới cao. Các em bé được đánh giá sự chuyển động của mắt khi nhìn vào hình ảnh tĩnh.
Kết quả cho thấy trẻ bình thường đảo mắt khoảng 2 lần/giây. Tuy nhiên, ở những trẻ sau này được chẩn đoán mắc tự kỷ có sự chuyển động mắt thường xuyên hơn, khoảng 3 lần/giây. Tần số đảo mắt thể hiện cách trẻ tham gia vào thế giới xung quanh và tốc độ xử lý những gì đang nhìn thấy.
"Người trưởng thành bị ASD có thể xử lý thông tin thị giác nhanh hơn so với người không mắc bệnh, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng điều này cũng đúng với trẻ nhỏ", TS. Sam Wass - trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Chuyển động mắt có thể là chìa khóa phát hiện sớm tự kỷ ở trẻ
Những trẻ có nguy cơ ASD cao cũng ít có thay đổi trong tần số đảo mắt, không giống như người bình thường (ban đầu đảo mắt thường xuyên, sau đó ít dần).
Giáo sư Hugh Perry - Chủ tịch Hội Khoa học Thần kinh và Sức khỏe tâm thần, Hội đồng MRC cho biết: "nghiên cứu này góp phần phát hiện sớm dấu hiệu tự kỷ ở trẻ. Việc theo dõi chuyển động mắt cung cấp manh mối quan trọng về cơ chế gây tự kỷ trong giai đoạn não đang phát triển".
Các tác giả nhấn mạnh rằng nghiên cứu này mới đang ở giai đoạn đầu và chỉ riêng chuyển động của mắt không phải là chỉ số đáng tin cậy để kết luận trẻ sẽ bị tự kỷ say này. Tuy nhiên những thông tin thị giác có thể là chìa khóa góp phần vào việc tìm ra phương pháp phát hiện, chẩn đoán sớm tự kỷ để từ đó có thể can thiệp sớm và hiệu quả.
Bình luận của bạn