|
Tưởng con thằn lằn là camera
Giữa tháng 3/2014, PV có dịp tiếp xúc với một số học viên lầm đường lạc lối bởi hàng đá, đang được cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Cuộc đời của học viên N.T.K.Hoàng (23 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) là một ác mộng thật sự đối với bản thân cậu. Ba ruột bỏ mặc 2 mẹ con từ khi Hoàng còn trong bụng mẹ. Lúc 2 tuổi, mẹ đã gửi Hoàng cho bà ngoại nuôi để bước thêm bước nữa. Hoàng lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại với gánh hủ tiếu của bà. Do thừa hưởng gene của bố mẹ vốn là nghệ sĩ cải lương, Hoàng đàn hát rất hay. Lên lớp 11, bà ngoại nuôi không nổi nên Hoàng nghỉ học phụ bán hủ tiếu. Nhưng niềm đam mê đàn hát vẫn cháy bỏng trong lòng Hoàng. Hoàng vừa phụ bà ngoại vừa đi học đàn. Ước mơ của Hoàng là trở thành một nhạc công trong nhà hàng nhỏ ở thành phố.
Bác sĩ Võ Thị Thanh Xuân (người trực tiếp chăm sóc và điều trị cho học viên sử dụng hàng đá) cho biết: "Các em bình thường rất hiền nhưng đến khi lên cơn lại rất hung hãn, có thể đánh nhau, đập phá, tìm đủ cách để trốn trại. Như ngày 26/2 vừa qua, khi được đưa đi kiểm tra sức khỏe, Duy đã đập vỡ kính, vỡ bàn và tìm mọi cách để trốn". |
"Lúc gia đình còn tiền bạc, em chơi hàng đá thường xuyên nên chẳng có vấn đề gì. Từ 2011, gia đình em phá sản, em về nhà bà ngoại ăn bám. Do không có tiền mua hàng chơi đều nên em thường xuyên rơi vào ảo giác, hoang tưởng. Mỗi khi ra đường, em cứ tưởng có ai theo dõi, tấn công mình nên thường thủ hung khí trong người và nhiều lần tấn công người khác. Thậm chí, mấy học sinh cự cãi nhau ở tiệm internet, em tưởng tụi nó chửi mình nên đòi đốt cửa tiệm; con thằn lằn bò trên tường em tưởng ai đó gắn camera theo dõi mình. Em cầm hộp quẹt đi quanh hàng xóm đòi đốt nhà người ta nên ai gặp em cũng không dám nhắc đến chữ: lửa, hộp quẹt, đốt nhà. Có lần, em cầm CMND cứ tưởng giấy thông hành đi chơi trên toàn quốc; con của tướng ngành công an, có "hình sự" đi theo bảo vệ mình...", Hoàng nhớ lại.
Tìm đến cái chết để giải thoát
Khác với Hoàng, lúc gặp ảo giác, học viên P.V.Đ.Duy (30 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) nhiều lần tìm đến cái chết để tránh bị ai đó hãm hại mình. Được gia đình đưa vào Trung tâm cai nghiện Thanh Đa đúng ngày mùng 2 tết (1/2/2014) để cắt cơn và điều trị chứng hoang tưởng do nghiện hàng đá, đến nay Duy thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng nói của người khác bên tai và thấy có người theo dõi mình.
Duy là con một của một gia đình giàu có, ba mất cách đây 10 năm, mẹ ra nước ngoài lập nghiệp nên từ nhỏ Duy ở với bà nội và đến nay đã có vợ, 1 con. Duy không có nghề nghiệp ổn định, sống chủ yếu dựa vào tiền của mẹ định cư ở nước ngoài gửi về. Hằng tháng số tiền mẹ gửi về bao nhiêu, Duy không nhớ nhưng chỉ nhớ mình viện đủ lý do để xin tiền mẹ, đặc biệt kể từ khi dính đến hàng đá. Dù chơi chưa được 1 năm nhưng Duy nghiện khá nặng ma túy đá. Lúc đầu, Duy hay chơi cùng bạn bè ở khách sạn, nhà riêng; mỗi lần chơi từ 3 - 5 người tham gia. Sau một thời gian chơi hàng đá, Duy cảm thấy bất an về cuộc sống, luôn thấy mọi người muốn ám hại mình nên chuyển sang chơi một mình. Mỗi lần chơi "hàng", Duy chi từ vài trăm đến vài triệu nhưng trung bình là 500.000 đồng. Kể từ khi gắn bó với hàng đá, Duy ít nhất 2 lần tự tử và nhiều lần đập phá, đánh vợ. Duy luôn bị ám ảnh có người theo dõi, hù dọa, thậm chí muốn bắt mình. Duy đã dùng dây điện quấn quanh người và nếu nghe thấy tiếng hù dọa nào sẽ dùng đầu dây điện còn lại cắm vào ổ để chết trước. Lần khác, khi nghe vợ thông báo mang thai, thay vì vui mừng thì Duy bỗng nghe văng vẳng bên tai có người nói không phải con mình, Duy đã tức giận tát vợ; sau đó dùng dây điện thắt lên trần nhà phòng ngủ để tự tử nhưng lại nghe có tiếng người bảo thôi nên không làm vậy nữa. "Ai chơi thường xuyên và đúng chất sẽ được cảm giác sung sướng khi cơ thể rơi vào trạng thái ảo thanh, ảo giác và ảo thị, nhưng chơi một thời gian con người sẽ rất lo lắng vì luôn cảm thấy có ai đó theo dõi, gây nguy hiểm", Duy chia sẻ. Sau đó, người nhà phải đưa Duy vào trung tâm cai nghiện.
Bình luận của bạn