Đột phá mới cho phép cặp đôi đồng tính nam có thể mang thai
Đồng tính, song tính đều có thể hiến máu
Đồng tính luyến ái do đâu?
Ấn tượng đám cưới đồng tính nữ đầu tiên ở Ấn Độ
Chuyện chưa kể về cặp đôi nổi tiếng cộng đồng LGBT
Hiện nay, quan hệ đồng tính giữa hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ không còn là vấn đề quá mới lạ. Thậm chí, năm ngoái, tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết cho phép các cặp đồng giới trên toàn bộ 50 bang kết hôn theo quy định trong hiến pháp nước này, đánh dấu chiến thắng lịch sử với cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc kết hôn đồng tính không phải là điều dễ dàng gì, ngoài cái nhìn ái ngại của mọi người xung quanh, họ còn đối mặt nhiều khó khăn trong chuyện con cái. Đặc biệt, với cặp đôi đồng tính nam, họ chỉ có thể chấp nhận cách thức nhận con nuôi, nhờ mang thai hộ hay gửi tinh trùng ở một người phụ nữ khác. Những cách thức này khá phức tạp và cũng tốn một khoản tiền không nhỏ.
Trước vấn đề này, các nhà khoa học từ Đại học Bath (Anh) đã bắt tay vào nghiên cứu cách thức giúp những cặp đồng tính nam hoàn toàn có thể tự mang thai mà không cần đến sự hỗ trợ của người ngoài. Và mới đây, công bố của họ đã khẳng định việc hai ông bố vẫn có thể có con chung không còn là một điều tưởng tượng nữa mà đã có triển vọng trở thành thực tế.
Kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh được coi là một bước đột phá trong y học, nó mang đến cơ hội tự thụ thai giữa hai người đàn ông với nhau.
Trong một thí nghiệm mới trên chuột, nhóm nghiên cứu đã chứng minh việc sản sinh bào thai bằng tế bào của loài chuột là hoàn toàn có thể. Nghiên cứu này cho thấy, trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể sinh được con khỏe mạnh mà không cần phải dùng phương pháp thụ tinh như bình thường - bào thai chỉ có thể được sản sinh khi tinh trùng và trứng gặp nhau. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể kết hợp tinh trùng với các tế bào bình thường như da hoặc các mô khác để tạo ra thai nhi.
Tony Perry - người đứng đầu nghiên cứu đến từ Đại học Bath cho biết nhóm của ông đã sử dụng phôi thai đơn tính parthenogenotes - một dạng phôi nhân tạo được hình thành từ tế bào trứng. Thông thường dạng phôi này chỉ tồn tại được vài ngày, nhưng trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiêm thẳng tinh trùng của chuột vào phôi thai đơn tính này để biến chúng thành phôi bình thường, từ đó giúp một chuột con khỏe mạnh ra đời.
Nghiên cứu này đã giúp các nhà khoa học tạo ra 30 con chuột con khỏe mạnh với tỷ lệ thành công lên đến 24%. Theo đánh giá, tỷ lệ này là tương đối cao.
Tiến sỹ Perry cho biết “Các phôi thai đơn tính có tính chất giống như các tế bào thông thường khác, chẳng hạn như tế bào da. Cả hai đều là phân bào. Nếu chúng ta có thể kết hợp được tinh trùng với phôi thai đơn tính thì việc sinh con bằng cách kết hợp với các tế bào trên cơ thể là hoàn toàn có thể”.
Nếu điều này có thể trở thành hiện thực, nó sẽ cho phép các cặp đồng tính nam có con với nhau. Đồng thời, nó cũng mang lại cơ hội làm mẹ cho những người phụ nữ không thể có con do tác động của việc điều trị ung thư hoặc các nguyên do khác. Ngoài ra, đây sẽ là một phương pháp giúp hoạt động bảo tồn các sinh vật quý hiếm trở nên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tiến sỹ Perry nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là lý thuyết và cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để biến nó thành hiện thực.
Bình luận của bạn