Vong hồn thể hiện ở trần gian bằng cách nhập vào người
Lễ tẩy trần linh hồn của người Chăm
Tục Thiên táng ở Tây Tạng: Để linh hồn bay lên phóng khoáng
18 linh hồn trong...1 xác
Video: Cơ thể con người sẽ như thế nào sau khi chết?
Trong cuốn sách “Thế giới có gì thần bí”, tác giả Nguyễn Hoàng Điệp và Hoài Giang tập hợp nhiều câu chuyện của những cô đồng khi tham gia lớp cải tạo mê tín dị đoan ở miềng Bắc thập niên 1960. Trong những câu chuyện kể, thấy rõ, nghề đồng cốt gọi hồn là “một trò bịp bợp”.
Điển hình như câu chuyện của cô đồng T. có thâm niên hành nghề ở chợ phủ Quốc Oai xưa. Cô cho biết: “Hơn hai năm đi học nghề gọi hồn, tôi đã được thầy truyền cho đủ Tam thập lục để làm vốn sinh sống. Nghề này cái vốn quý nhất vẫn là nói dựa. Chết là hết nhưng cái trò đời, một số người còn đầu óc mê tín, họ cứ tưởng tượng qua miệng đồng sẽ làm cho mẹ con, anh em, chồng vợ gặp được nhau để giăng dối câu chuyện cuối cùng cho khuây khỏa”.
Bao giờ cũng vậy, mở đầu cuộc gọi hồn, cô T. sẽ hỏi tên tuổi để biết hồn già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà. Sau đó, cô hát phủ đầu bằng mấy câu sầu thảm, hát là để câu giờ để cô nghĩ cách nói. Nếu trong lúc hát mà người đi gọi hồn òa khóc thì cô có thể dựa vào tiếng khóc của họ mà dò đoán.
Tuy nhiên, vẫn có câu chuyện thật đến đáng sợ được nhiều người truyền kể khi đi gọi hồn người thân vừa mất. Dù không “hở” ra điều gì với cô đồng, nhưng hồn vẫn nói đúng nhiều chuyện kín trong gia đình và những oan trái mình gặp phải.
ThS Vũ Đức Huynh – tác giả của hơn mười cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, khoa học đã công nhận khi con người chết có một lượng vật chất mất đi. Lượng vật chất vừa mất đi ấy là phần hồn vừa thoát đi. Lượng vật chất này gồm có 3 phần: Vía, thần thức và phách, phân lớp vòng theo trục thẳng đứng. Đây là một tổ hợp các “hạt điện sinh học” nên chúng chuyển động ở dạng sóng điện gọi là sóng các hạt điện sinh học. Vận động theo dạng sóng, nó tuân thủ các tần số bước sóng. Tần số bước sóng của các vong hồn khác nhau, cho nên loại tần số này là vô số và tốc độ vận động khác nhau.
Trong khi đó, con người có màn sóng “trơ”, chỉ có thể rung động khi có một sóng với năng lượng lớn tác động vào. Chỉ có những người có màn sóng nhạy cảm như các nhà ngoại cảm mới có khả năng nhận nhiều tần sóng khác nhau. Tuy nhiên, họ cũng chỉ “bắt” được khi cùng nguồn gốc tần số xung động.
Theo nhiều nghiên cứu, vong hồn nào cũng có mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Vong hồn thể hiện ở trần gian bằng cách nhập vào người. Đó là chiếm đoạn tức thời hoặc tương tác mạnh vào phần hồn của con người tạm thời (áp vong). Trường hợp này chỉ xảy ra từ hai điều kiện thuận lợi, đó là chiếm đoạn (tương tác mạnh) tạm thời khi gặp người có thần thức yếu hơn (ký ức sống) tạm thời “đẩy ra” (người yếu bóng vía), và thứ hai là năng lượng đủ lớn của vong hồn.
TS Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, thực tế, việc tin vào sự tồn tại của thần thức (linh hồn – ma) sau khi chết đã có từ hàng nghìn đời nay. Có nhiều bằng chứng đã chứng minh điều này. Chỉ có điều, cần tìm hiểu xem hình thái của “thần thức” được thể hiện như thế nào, có ích lợi gì cho người đã mất và cuộc sống của người còn sống hay không?
Bình luận của bạn