Hô biến thịt gà thứ cấp thành thịt lợn thăn tươi rói

Thịt gà được chế biến, làm giả thành những thăn thịt lợn ngon lành cùng với chất phụ gia và chất tạo màu độc hại. Ảnh minh họa

Phát hiện vụ sản xuất bánh quy giả tại TP.HCM

Phát hiện gần 8 tấn mì chính, bột nêm có dấu hiệu làm giả

Lại phát hiện thịt gà nhiễm kháng sinh và chất cấm

Lại phát hiện quýt, thịt gà nhiễm độc

Ngày 24/10 vừa qua, sau vài cuộc kiểm tra bất thường, Sở Cảnh Sát Chiết Giang, Trung Quốc và Phòng Quản lý thị trường thành phố đã điều tra, phá vỡ một đường dây làm giả “ thịt thăn” bằng thịt gà và hóa chất tạo màu. Số thịt có vấn đề được phát hiện tại hiện trường lên tới hơn 20 triệu xâu thịt, trong đó thành phẩm đã sản xuất là 120 kg, thêm vào đó cơ sở còn có một loạt chất phụ gia cùng các trang thiết bị sản xuất, giá trị lên tới hơn 2 triệu nhân dân tệ. 

Phía cảnh sát cho biết, hai vợ chồng chủ xưởng kể trên thái lát ức gà, thêm chất phụ gia gồm bột halogen đỏ và bột nở, khi thịt gà lên men, ức gà sẽ hóa màu đỏ, nhìn giống như thăn.

Phần thịt thăn là phần cắt từ bắp thịt, nằm phía trước, chạy dọc cột xương sống của con heo gần phía dưới chân sau. Phần thăn heo chế biến nhiều món ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người đã dùng thực phẩm thứ cấp pha thêm chất độc hại để tạo ra thịt thăn, và bán ra thị trường với giá chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Số thịt gà đem ra sử dụng có nguồn gốc không rõ ràng, không rõ gà thải, gà bệnh dịch, thêm vào đó các xưởng sản xuất thường sử dụng chất phụ gia trái phép để tạo màu và giữ cho thịt luôn tươi mới. Để loại thịt này trà trộn trên thị trường sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hoang mang trong núi thịt thật, giả lẫn lộn đầy phẩm, phải trả giả bằng sức khỏe của chính mình. Ảnh minh họa
Gần đây có nhiều vụ bê bối thịt giả ở Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Giữa năm qua, một số tờ báo Việt đã đăng tải thông tin về độc chiêu biến thịt lợn thành thịt bò của các cơ sở chế biến, lò mổ. Loại " thịt bò“ này được làm tinh vi tới mức, ngay cả những tiểu thương bán thịt ngoài chợ cũng không nhận ra. Người tiêu dùng không những bị móc túi mà còn phải đánh cược sức khỏe của mình khi sử dụng loại thực phẩm giả này. 
Hiện cơ quan liên quan của Trung Quốc vẫn đang điều tra, giải quyết sự việc, nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội