Hở van 3 lá có cần phẫu thuật?

Bác sĩ bảo lõm nhẹ không cần phẫu thuật vàcho thuốc về uống trong 3 tháng. Từ trước khi khám cho đến nay sức khỏe cháu vẫn bình thường, không có biểu hiện gì của bệnh tim. Hiện tại cháu khỏe mạnh bình thường, vẫn đi học và đá bóng với các bạn.Vậy xin hỏi tình trạng bệnh hở van 3 lá của con tôi như vậy thì cần phải điều trị không, có phải phẫu thuật thay van tim không? Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này ra sao? (Kim chiến)

van-3636-1381987113.jpg
Ảnh: Internet

Trả lời:

Chị Chiến thân mến,

Theo như chị chia sẻ, sức khỏe của cháu hiện nay bình thường, cân nặng, chiều cao vẫn phát triển tốt, tình trạng bệnh van tim của cháu chưa có những triệu chứng như mệt hay khó thở nênchị không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, chị cần đưa cháu đi khám chuyên khoa tim mạch định kỳ 6 tháng/lần. Tùy theo triệu chứng và mức độ hở của van ba lá mà bác sĩ quyết định điều trị thuốc hay phẫu thuật.

Hở van tim nói chung, ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, bệnh nhân chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do thầy thuốc chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột...

Hiện nay, ở Việt Nam đã phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo để giải quyết những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không giải quyết được.

Tim có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.

Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.

Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại.

Van tim 3 lá là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nếu van này bị hở, người ta gọi là bệnh hở van tim 3 lá. Khi hở van tim, bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị