Sỏi mật không phải do ứ mật, không gây đau đớn có cần điều trị?

Không phải lúc nào sỏi mật cũng hình thành do bị ứ mật

Thảo dược lợi mật có đồng thời giúp bổ gan?

8 điều bạn có thể làm để phòng ngừa sỏi mật

Ăn kiêng có khiến bệnh sỏi mật thêm nghiêm trọng?

14 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật

Bác sỹ Lương Lễ Hoàng - Điều hành Phòng Tư vấn Sức khỏe & Nghiên cứu Y dược & Điều trị Nội khoa, thuộc Trung tâm Điều trị Oxy Cao áp (TP. HCM) trả lời:

Chào bạn! 

Trước hết, tôi sẽ làm rõ ứ mật trong túi mật và tình trạng tăng mật trong máu. Khi bị tăng mật, hay chính là tăng bilirubin (sắc tố mật) trong máu tới một mức độ nào đó thì mới gây ra dấu hiệu vàng da. Còn ứ mật là tình trạng lượng dịch mật trong túi mật nhiều hơn, tích tụ trong túi mật lâu hơn. Đây được coi là điều kiện thuận lợi để hình thành nên sỏi mật.

Viên sỏi mật có thể hình thành do dịch mật tích tụ lâu, kết tủa với các tạp chất khác trong túi mật. Dư thừa acid uric cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Nguyên nhân là bởi phần bọc ngoài viên sỏi thường là urate, một biến thể từ acid uric.

Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật

Do đó, ví dụ một người có lượng mật trong túi mật tương đối cao, nhưng họ không bị tăng acid uric, không có thói quen uống nhiều rượu bia… thì họ cũng không có sỏi mật. Trái lại, một người có thể lượng mật không cao nhưng có nồng độ acid uric cao thì vẫn có thể bị sỏi. Điều này có nghĩa là không phải cứ bị ứ mật thì mới bị sỏi mật.

Trong trường hợp của bạn, cần phải xem lại xem viên sỏi mật có kích thước bao nhiêu, sỏi ở vị trí nào thì các bác sỹ mới có thể đưa ra chỉ định dùng thuốc để làm tan viên sỏi, làm mềm viên sỏi thành dạng sỏi bùn. Tiếp theo đó, nếu chọn được loại thuốc lợi mật tốt thì có thể kéo luôn viên sỏi xuống ruột, không cần phải mổ.

Trong trường hợp viên sỏi đã đạt tới một kích thước nào đó, hiện đã có những thao tác ngoại khoa, ví dụ như dùng tia laser, dùng phương pháp tán sỏi… để điều trị sỏi mật mà không cần mổ. Cho dù có phải mổ, hiện cũng đã có những phương pháp mổ nội soi rất tiến bộ.

Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo lại ý kiến của bác sỹ, xem liệu trong trường hợp của mình thì có cần mổ hay không. Nếu chưa cần mổ, bác sỹ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc gì, chứ người bệnh không nên tự quyết định có sỏi mật thì uống thuốc tán sỏi. Trên thực tế, việc dùng thuốc tán sỏi loại nào hiệu quả còn tùy theo cấu trúc của viên sỏi, chứ không phải cứ uống thuốc tán sỏi là sỏi sẽ tan.

Thay vào đó, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thảo dược nhuận gan, lợi mật, ví dụ như các loại thảo dược trong bài thuốc Kim Đởm Khang để ngăn ngừa sỏi mật xuất hiện thêm, hoặc tái phát sau khi tán sỏi.

Các loại thảo dược nhuận gan, lợi mật còn có thể hỗ trợ thêm một số bệnh đường tiêu hóa, ví dụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… do thiếu dịch mật.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm sử dụng thích hợp cho người:

- Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

- Viêm đường mật, viêm túi mật.

- Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.

- Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị