Đau tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau khớp thái dương hàm: Có nguy hiểm?
Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm toàn phần sẽ được thực hiện tại Việt Nam
Video: 7 mẹo giảm nghiến răng khi ngủ tại nhà
Nghiện rượu nguy hiểm như thế nào?
Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Với các triệu chứng mô tả trên, có thể tình trạng của bạn liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm.
Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khớp này bao gồm diện khớp xương hàm ở dưới và diện khớp ở xương thái dương. Bên cạnh đó, còn có những bộ phận khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa. Phần khớp thái dương hàm này rất quan trọng làm cho hàm có thể đóng mở trong hoạt động ăn, nói, uống...
Rối loạn khớp thái dương hàm (viêm khớp hàm thái dương) là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng thường gặp nhất là tình trạng đau tai, đặc biệt khi ăn và nhai. Một số bệnh nhân cũng có thể bị ù tai, miệng có tiếng kêu lục cục khi há, hạn chế khả năng cử động của hàm, trật khớp…
Thông thường, nguyên nhân do nghiến chặt hàm hoặc nghiến răng vào ban đêm (được gọi là chứng nghiến răng) vì vậy “chìa khóa” cải thiện bệnh là ngăn chặn điều đó xảy ra. Đeo dụng cụ bảo vệ hàm là phương pháp điều trị phổ biến, nó sẽ mang lại hiệu quả sau 1 vài tuần.
Ngoài ra, còn rất nhiều “thủ phạm” gây ra chứng đau tai khi nhai. Chính vì vậy, bạn nên đến gặp bác sỹ để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm đau và giảm viêm - điển hình là thuốc chống viêm không steroid hàng ngày (ví dụ như naproxen).
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn