Tật nói lắp thường xảy ra ở trẻ 2 - 3 tuổi
Trẻ ăn sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ nói lắp
Nói lắp có di truyền không?
Chậm nói, chỉ thích chơi một mình có phải chậm phát triển?
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ?
Chào bạn!
Tật nói lắp là hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ, thường thấy nhất ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi nhất là các bé trai. Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp gây ra nhiều phiền phức cho trẻ , tạo áp lực cho trẻ khi nói chuyện. Tật nói lắp được phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Khi trẻ bắt đầu nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến tế bào vỏ não, vùng phân tích vận động của lời nói (vùng Broca). Khi các bộ phận này vận động không hoàn hảo, không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp. Cách điều trị tật nói lắp ở trẻ sẽ có sự khác nhau tùy vào mỗi độ tuổi. Liệu pháp tâm lý là một phần cơ bản của quá trình điều trị, điều chỉnh nhân cách của trẻ bị tật nói lắp, tạo cho trẻ lòng tự tin khi giao tiếp.
- Khi trẻ bắt đầu nói lắp, cha mẹ cần khắc phục tật nói lắp cho trẻ càng sớm càng tốt. Cha mẹ nên tạo bầu không khí thoải mái để trẻ có thể nói chuyện một cách tự nhiên và cởi mở. Nói chậm rãi và từ từ khi trò chuyện với trẻ sẽ giúp trẻ theo kịp và hiểu những gì bạn nói. Kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói, cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì. Để cho trẻ hoàn thành câu nói, không làm trẻ bị gián đoạn câu nói của mình.
- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói từ đơn giản, không đòi hỏi tư duy ngôn ngữ. Không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá. Hình thành phản xạ nói không bị lắp từ câu đơn giản, dần dần, từ từ kéo sang những từ khác.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: Chẳng hạn chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ... Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát...
Bạn có thể đưa con đi khám chuyên khoa để bác sỹ đánh giá cụ thể tình trạng nói lắp của con, từ đó hướng dẫn bố mẹ cách giúp con tự luyện tập ở nhà. Để giúp con hết nói lắp, bố mẹ phải thực hiện đúng phương pháp, thật kiên trì.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Nguyễn Duy Dương - Khoa Thanh Thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Bình luận của bạn