Những trẻ có cơ địa dị ứng không nên tiêm vaccine phòng cúm
Vaccine cúm: Ít hiệu quả lại gây nguy cơ tim mạch
Italia cấm vaccine cúm vì gây chết người
Đừng quên vaccine cúm cho người lớn!
Tiêm chủng vaccine cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm
Trả lời:
GS.TS Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết:
Chào bạn! Vaccine cúm được điều chế từ virus cúm bị bất hoạt. Khi tiêm vaccine này vào cơ thể, virus gây ra bệnh cúm có thể kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đủ mạnh và đủ nhiều để chống lại virus cúm ở bên ngoài xâm nhập vào. Khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt khoảng 96 - 97%. Sau khi tiêm ngừa khoảng hai tuần thì vaccine có hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm ngừa vẫn bị cúm. Nguyên nhân do cơ địa không đáp ứng với vaccine, do bảo quản vaccine không đúng, do nhiễm type virus cúm khác.
Vaccine cúm hiện nay chỉ chứa một hay hai loại kháng nguyên đặc hiệu cho một hay hai loại virus nên nó không có tác dụng phòng ngừa với tất cả các loài khác nhau. Virus cúm có rất nhiều loại, được lai tạo từ 18 chủng loại H (H1 - 17) và 9 chủng loại N (N1 - N9). Chỉ cần một H kết hợp với một N thì sẽ tạo ra virus cúm mới.
Tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên của virus là liên tục và theo chu kỳ năm. Vì thế, năm nay vaccine này có tác dụng phòng bệnh nhưng năm sau, chúng lại không còn tác dụng. Vì vậy, bạn nên cho bé tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần. Lưu ý một số trường hợp không nên tiêm vaccine phòng cúm: Người dị ứng nặng với trứng gà, người bị nhiễm trùng nặng hoặc sốt quá cao, người mang cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm họng dị ứng, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.
Chúc bạn và cháu luôn khỏe!
Bình luận của bạn