Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh WHO đang phát động chiến dịch "Thế giới tiêm chủng" kéo dài một tuần, qua đó khuyến khích người lớn và trẻ em đi tiêm chủng để phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm.

Cơ quan y tế của Liên hợp quốc này cho biết khi khởi động "Chương trình tiêm chủng" hồi năm 1974, chỉ có 5% trẻ em trên thế giới được tiêm chủng phòng các bệnh gây chết người như kiết lị, sởi và ho gà... Tuy nhiên, 40 năm sau, đã có tới hơn 80% trẻ em được tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản này.

Ngoài ra, WHO cũng nhận định số người dân trong mọi lứa tuổi được tiêm phòng chống lại các bệnh "có thể phòng ngừa" ngày càng tăng cao.


Giám đốc của Viện phòng chống, tiêm chủng Sinh học thuộc WHO, ông Jean-Marie Okwo-Bele nhận định rằng các tác động tích cực mà vaccine mang lại tương tự tác động của việc cung cấp nước sạch an toàn cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới.

Ông này cũng đồng thời cho biết cộng đồng y tế thế giới hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế nếu cung cấp kịp thời các loại vaccine mới nhất.

Theo ước tính, các vắcxin phòng chứng viêm màng não, sưng phổi và tiêu chảy nếu được cung cấp kịp thời tại các quốc gia bùng phát các bệnh này, có thể cứu sống thêm khoảng 1-2 triệu sinh mạng mỗi năm.

Theo WHO, nếu công tác tiêm phòng được mở rộng trên toàn thế giới và thành công, nhân loại sẽ tránh được "những thảm kịch chết chóc" vốn hoàn toàn có thể tránh được.