Dự
phòng bệnh tật chính là cách để giảm số người phải điều trị tại bệnh viện và là
cách giảm tải bệnh viện bền vững. Hiện mới có rất ít dự án liên quan đến lĩnh
vực này ngoại trừ một số chương trình dự phòng bệnh tật đã manh nha được triển
khai tại Việt Nam, như Tổ chức Health Bridge Canada đang triển khai chương trình
truyền thông dự phòng bệnh ung thư. Health Bridge
và nhiều tổ chức khác cũng đang vận động tích cực để Luật Phòng chống tác hại
thuốc lá nhanh chóng được xây dựng và thông qua, nhằm phòng chống nhiều loại
ung thư ở nam và nữ giới Việt Nam.
Dự phòng bệnh không chỉ là việc của cơ quan chức năng
PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương từng chia sẻ: “Hệ thống văn bản quy định về Y tế dự phòng (YTDP), nhất là về vấn đề đầu tư cho YTDP là rất đầy đủ”. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác YTDP luôn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, dự phòng bệnh không chỉ là phương pháp giúp phòng các bệnh truyền nhiễm hay suy dinh dưỡng mà còn bao gồm các bệnh mạn tính như tim mạch, viêm khớp xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến, loãng xương, ung thư… Sự phát sinh các bệnh mạn tính là hệ quả của một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lý qua phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ. Nếu chủ động can thiệp các yếu tố nguy cơ sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ở quy mô cộng đồng và tăng khả năng phát hiện bệnh sớm. Khi đó, người bệnh chỉ cần điều trị ở tuyến dưới còn các bệnh viện tuyến trên có thể “rảnh tay” lo chuyện nghiên cứu, tập trung cho công tác đào tạo…
Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia đã cho thấy đầu tư cho hệ thống YTDP là cách đầu tư hiệu quả nhất để giảm tải bệnh viện, giải quyết tận gốc các vấn đề của ngành Y tế, cũng như nâng cao sức khỏe toàn dân một cách bền vững. Công tác YTDP là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng trước tiến, là ở ý thức của mỗi người dân. Ăn sạch, uống sạch, chọn loại hình thể dục thể thao phù hợp, tập đúng cách và sống lành mạnh, cố gắng tránh xa mọi nguồn ô nhiễm, gây bệnh… là những cách thức đơn giản nhất để người dân “trợ giúp” cho Nhà nước trong việc giảm tải bệnh viện.
Dự phòng bệnh không chỉ là việc của cơ quan chức năng
PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương từng chia sẻ: “Hệ thống văn bản quy định về Y tế dự phòng (YTDP), nhất là về vấn đề đầu tư cho YTDP là rất đầy đủ”. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác YTDP luôn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, dự phòng bệnh không chỉ là phương pháp giúp phòng các bệnh truyền nhiễm hay suy dinh dưỡng mà còn bao gồm các bệnh mạn tính như tim mạch, viêm khớp xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến, loãng xương, ung thư… Sự phát sinh các bệnh mạn tính là hệ quả của một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lý qua phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ. Nếu chủ động can thiệp các yếu tố nguy cơ sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ở quy mô cộng đồng và tăng khả năng phát hiện bệnh sớm. Khi đó, người bệnh chỉ cần điều trị ở tuyến dưới còn các bệnh viện tuyến trên có thể “rảnh tay” lo chuyện nghiên cứu, tập trung cho công tác đào tạo…
Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia đã cho thấy đầu tư cho hệ thống YTDP là cách đầu tư hiệu quả nhất để giảm tải bệnh viện, giải quyết tận gốc các vấn đề của ngành Y tế, cũng như nâng cao sức khỏe toàn dân một cách bền vững. Công tác YTDP là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng trước tiến, là ở ý thức của mỗi người dân. Ăn sạch, uống sạch, chọn loại hình thể dục thể thao phù hợp, tập đúng cách và sống lành mạnh, cố gắng tránh xa mọi nguồn ô nhiễm, gây bệnh… là những cách thức đơn giản nhất để người dân “trợ giúp” cho Nhà nước trong việc giảm tải bệnh viện.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn