Bản đồ dự đoán số người chết do ô nhiễm không khí

Mới đây, NASA cùng các nhà khoa học thuộc ĐH North Carolina đã công bố bản đồ đo mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời - một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ ở người. So sánh sự khác biệt giữa mức độ ô nhiễm của năm 1850 và 2000, các nhà khoa học sẽ ước tính được có bao nhiêu người chết mỗi năm trên 1.000km vuông do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu cuối tháng 7/2013 của các chuyên gia thuộc ĐH North Carolina đã chỉ ra, loại bụi PM 2,5 (loại bụi có kích thước bé hơn 2,5 micron) ngoài không khí đã xâm nhập vào phổi của chúng ta, gây ung thư và các bệnh hô hấp khác khiến 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.


Bản đồ dự đoán số người chết do ô nhiễm không khí 1

Bản đồ dự đoán số người chết do ô nhiễm không khí 2

Bản đồ chỉ ra mức độ ô nhiễm không khí trên thế giới với mức độ ô nhiễm thấp (màu xanh) tăng dần tới mức độ cao (màu nâu sẫm).

Màu sắc của bản đồ không thực sự hiển thị con số của người chết. Thay vào đó, nó thể hiện khu vực mà sự ô nhiễm không khí ở mức cao. Vùng màu xanh thể hiện có sự cải thiện chất lượng không khí và màu nâu sẫm thể hiện mức độ ô nhiễm khiến cư dân của nhiều thành phố sẽ tìm đến cái chết sớm. Nhìn trên bản đồ ta thấy, khu vực phía Bắc Trung Quốc, Đông Á, Nam Á hiển thị màu sẫm ở mức dày đặc, điều này chỉ ra môi trường không khí ở khu vực này bị ô nhiễm cao.

Bản đồ dự đoán số người chết do ô nhiễm không khí 3

Việt Nam nằm trong vùng có mức độ ô nhiễm không khí cao.

Nhà nghiên cứu Jason West thuộc ĐH North Carolina nhấn mạnh, ô nhiễm không khí là một trong những nhân tố rủi ro môi trường quan trọng nhất đối với sức khỏe con người. Trong số các ca tử vong vì nguyên nhân này thì khu vực Đông Á và Nam Á chiếm nhiều nhất do có dân số đông và mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Minh chứng rõ ràng nhất là số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở khu vực này đã tăng hơn 1.000 ca so với năm 1850. Ô nhiễm không khí là một vấn đề lâu năm ở Trung Quốc - nơi mà chính phủ đã thừa nhận rằng, chất lượng không khí kém đã dẫn đến hậu quả là "sức khỏe người dân sụt giảm nghiêm trọng và các ngôi làng ung thư ngày một gia tăng". Bên cạnh đó cũng có một số nơi có mức độ ô nhiễm giảm hơn như các quốc gia ở châu Phi, Ấn Độ. Theo dự đoán, do sự biến đổi khí hậu mà nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa... đã góp phần làm thay đổi tốc độ mà các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí, giúp không khí lưu thông tốt hơn.
doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin