Bị chó dại cắn khi đi làm đồng về, một phụ nữ tử vong

Bệnh nhân Lê Thị Xuân, 55 tuổi, quê ở Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) nhập viện lúc 10h ngày 19/5, với biểu hiện nói nhiều, cơ thể mệt, sợ nước, sợ gió, nằm không yên, không ăn uống. Bệnh nhân này có tiền sử bị chó cắn nhưng không đi tiêm phòng dại.

Người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây khoảng 2 tháng (người nhà không nhớ rõ thời gian) bà Xuân bị chó cắn trong lúc đi làm đồng về. Tuy nhiên, do bà nghĩ con chó đó là con chó lành nên chủ quan không đi tiêm phòng. Trong 2 tuần trở lại đây, bà Xuân có biểu hiện khác thường, mặc dù trời nắng nóng nhưng bà không tắm rửa, sợ ra gió, sợ quạt điện, không chịu ăn uống. Bà con láng giềng nghi bà bị bệnh dại nên bảo con đưa đi viện.

Cán bộ y tế tiêm phòng dại cho trẻ ở Cẩm Xuyên do bị chó cắn.

Cán bộ y tế tiêm phòng dại cho trẻ ở Cẩm Xuyên do bị chó cắn.

Bác sĩ Dung cho biết, bệnh nhân lên cơn dại có biểu hiện lâm sàng rất rõ nét như: đau nhức cơ thể, sưng tấy tại vết cắn và lan dọc theo hệ thần kinh kèm theo cảm giác bồn chồn, thổn thức. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị co cứng, co thắt cơ thực quản và hô hấp, sợ gió, hạ huyết áp, giãn đồng tử, phản ứng cơ thể dữ tợn. Tất cả bệnh nhân khi đã lên cơn dại đều bị tử vong. Với bệnh nhân Lê Thị Xuân, mặc dù khẳng định sẽ chết nhưng chúng tôi vẫn truyền dịch, tiêm thuốc an thần hy vọng sẽ kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong sau một ngày nhập viện.

Theo số liệu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, năm 2013 toàn tỉnh có 1.832 người tiêm vắc-xin phòng bệnh dại do bị chó, mèo cắn, cào cấu. Riêng tại huyện Cẩm Xuyên, năm 2013 có 100 người bị chó dại cắn được tiêm phòng. Đặc biệt, có 2 trường hợp tại Cẩm Xuyên và 1 ở Can Lộc tử vong do lên cơn dại, đây là những trường hợp chủ quan không tiêm phòng sau khi bị chó cắn.

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật; bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Tại Hà Tĩnh, trong những ngày này nắng nóng lên đỉnh điểm, nhiệt độ có nới lên đến 40 độ C, virút dại trên đàn chó, mèo rất dễ bùng phát. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại. Vì vậy, khi bí chó, mèo cắn mọi người hãy đến ngay cơ sở y tế để được tiêm phòng vắc xin dạim - Bác sĩ Dung khuyến cáo.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin