Da người chết là lựa chọn ghép da tốt nhất
Hải Phòng: Phẫu thuật ghép da đầu thành công
Ghép đầu - Quái dị hay hy vọng mới?
Bình Định: Tiếp nhận bệnh nhi lở loét toàn thân hiếm gặp
Chữa lở loét trên người bằng da cá
Mỹ: Bùng phát "ma túy cá sấu" khiến cơ thể lở loét
Một nhóm nghiên cứu do kỹ sư sinh học Ardeshir Bayat - Đại học Manchester (Anh) đứng đầu, đã thử nghiệm dùng da lấy từ các tử thi và được khử độc bằng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng một hỗn hợp gồm các chất tẩy rửa, enzyme và những hóa chất khác để loại bỏ các tế bào khỏi da, nhằm khiến hệ miễn dịch của người nhận ít khả năng phản ứng dẫn đến tình trạng cơ thể thải ghép phần da này.
Họ đã thải loại lớp trong cùng của da người chết - lớp chân bì chứa các mạch máu, đầu mút dây thần kinh, nang lông và tuyến mồ hôi - và chỉ để lại khuôn protein của chúng.
Ardeshir Bayat là tác giả chính của nghiên cứu này
TS Bayat ví những gì còn lại của da với một xác nhà trống rỗng, không có đồ đạc. Các tế bào của người bệnh sẽ đến khung protein này để cư ngụ và biến nó thành da của mình.
Cách chữa trị mới này đã giúp cho một bệnh nhân 92 tuổi, có một vết lở loét trong suốt 20 năm qua không khỏi, đã liền được vết thương chỉ trong vòng 4 tuần điều trị.
Kỹ thuật như trên cũng có thể được dùng để tái tạo mô sẹo. Ưu điểm của việc dùng da người chết so với da nhân tạo là cơ thể cảm thấy thân thuộc với cấu trúc của nó.
Phương pháp mới có thể sớm được ứng dụng trong việc chữa trị các vết thương không tự hàn gắn dễ dàng. Chỉ riêng nước Mỹ cũng tiêu tốn tới 25 tỷ USD mỗi năm cho căn bệnh này.
Bình luận của bạn