Thí nghiệm đầu tiên, các sinh viên được cho nghe các âm thanh, nhìn các hình ảnh và cầm các vật. Sau đó, họ sẽ đánh giá về khả năng nhớ các thông tin của từng hình thức này. Ở thí nghiệm thứ hai, diễn ra sau đó một giờ, một ngày và một tuần, các sinh viên được yêu cầu nhớ lại âm thanh, hình ảnh và các vật mà họ đã được tiếp xúc.
Trong cả hai thí nghiệm này, ký ức thính giác của các sinh viên là kém nhất, kém xa so với ký ức xúc giác và thị giác. Thời gian trôi qua càng lâu, khoảng cách đó càng lớn, với kí ức thính giác càng mờ nhạt so với hai loại ký ức còn lại.
"Ký ức thính giác của chúng ta không mạnh mẽ như chúng ta tưởng," phó giáo sư Poremba chia sẻ. "Chúng ta nghĩ rằng việc kết hợp các giác quan là rất đơn giản," nhưng thí nghiệm đã cho thấy bộ nhớ xúc giác và thị giác tốt hơn rất nhiều so với bộ nhớ thính giác.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bộ não xử lý các ký ức xúc giác và thị giác theo cùng một cơ chế, nhưng ký ức thính giác lại được xử lý khác. Điều này mở ra những triển vọng cho việc tìm hiểu thêm về sự phát triển của bộ não người, Bigelow cho biết.
Kết quả này có thể đóng góp rất nhiều cho việc điều chỉnh các phương thức dạy và học. "Kết quả này cho thấy rằng việc kết hợp các giác quan trong học tập là rất quan trọng," John Black, giáo sư Khoa Phát triển Con người thuộc Đại học Sư phạm, Đại học Columbia cho biết.
Những công nghệ tiên tiến kết hợp nhiều giác quan với các yếu tố đa phương tiện, đòi hỏi người học phải chạm tay và di chuyển ngón tay để truy cập vào video, đoạn ghi âm và văn bản có thể giúp người học nâng cao khả năng lưu trữ thông tin đa giác quan. "Điều này không có nghĩa lời nói không quan trọng, nhưng nó nhấn mạnh rằng chúng ta không nên quên đi những khía cạnh khác. Chúng ta cần phải kết hợp tất cả".
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn