Cua mặt quỷ là loại cua gây ngộ độc
Bí quyết ăn hải sản không bị ngộ độc
Cách phòng tránh ngộ độc ốc biển
8 nguyên tắc đơn giản tránh ngộ độc trong mùa hè
Chữa bệnh bằng mật cá trắm: Coi chừng ngộ độc
Theo lời kể của công nhân Trần Văn Đồng (49 tuổi, quê ở Nghệ An), tối 7/5 nhóm ông rủ nhau đi soi cua biển tại rạn san hô ven đảo về cải thiện. Sau khi ăn cua biển, khoảng 0h15 ngày 8/5, cả 3 người có triệu chứng tê lưỡi và chân tay.
Các công nhân này được chuyển lên cấp cứu tại Trung tâm y tế quân dân y kết hợp Lý Sơn, trong đó có một trường hợp bị ngộ độc nặng phải thuê tàu chuyển vào Bệnh viên đa khoa Quảng Ngãi để cấp cứu.
Bác sỹ Phan Thanh Tân - Phó Giám đốc Trung tâm y tế quân dân y Lý Sơn, cho biết khi nhập viện các công nhân này đều có chung triệu chứng là tê lưỡi và chân tay, nhịp tim tăng, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. “Có khả năng các công nhân trên đã ăn phải cua mặt quỷ, loại cua có độc tố cao và sống nhiều tại các rạn san hô ven đảo”- bác sỹ Tân nhận định.
Do số công nhân trên đều mới ra đảo công tác nên không phân biệt được cua có độc và không độc.
Hiện sức khỏe của 3 công nhân trên đang hồi phục.
Bình luận của bạn