Theo báo cáo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Journal of Bone and Mineral Research, một nhóm chuyên gia do nhà nghiên cứu tế bào gốc Francesca Mariani thuộc Đại học Nam California, Mỹ (USC) đứng đầu đã theo dõi quá trình lành tổn thưởng của một xương sườn người, vốn bị phẫu thuật cắt bỏ một phần. Kết quả cho thấy, 8cm xương và 1cm sụn khuyết thiếu đã phát triển trở lại một phần sau 6 tháng.
Con người có thể tái tạo phần xương sườn bị mất chỉ trong vòng vài tháng (Ảnh minh họa)
Để hiểu rõ hơn về cơ chế tự hồi phục này, nhóm nghiên cứu đã loại bỏ các phần sụn xương sườn khác nhau, từ 3 - 5 mm ở một loài động vật có vú gần gũi với con người là chuột. Khi họ loại bỏ cả sụn xương sườn và bao mô xung quanh nó (màng bao sụn), các phần bị cắt bỏ đã không phục hồi thậm chí sau 9 tháng.
Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu cắt bỏ sụn xương sườn và để lại màng bao sụn, các phần bị cắt đã được tái tạo hoàn toàn trong vòng 1 - 2 tháng. Họ cũng khám phá ra rằng, màng bao sụn vẫn duy trì khả năng sản sinh sụn ngay cả khi bị chia tách khỏi xương sườn và biến đổi thành mô cơ lân cận. Điều này ám chỉ, màng bao sụn chứa các tế bào đầu dòng hoặc tế bào gốc.
Giáo sư Mariani giải thích: "Chúng tôi tin rằng, việc phát triển cơ chế này ở chuột rất quan trọng đối với việc tạo ra đột phá trong hồi phục bộ xương, vốn rất cần để chữa trị tổn thương xương, bệnh viêm khớp xương mạn tính và các vấn đề nghiêm trọng khác, gắn liền với phẫu thuật tái tạo''.
Bình luận của bạn