Đau vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Muốn hết đau lưng, mỏi vai gáy - Hãy tập yoga therapy!
Đau lưng, đau vai gáy tăng vọt ở “thế hệ iPad”
Đau vai gáy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau vai - gáy - tại sao?
PGS.TS.BS Lê Anh Thư - Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, cho biết:
Chào bạn!
Nguyên nhân của các bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài. Bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến đau nhức vai gáy còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau..., hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính. Bệnh cũng hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế...
Đau vai gáy thường không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị giảm đi. Để giảm hiện tượng đau nhức vai gáy bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Thay đổi tư thế khi nằm: Để phòng ngừa tê mỏi vai gáy bạn nên chú ý cách ngồi, nằm, đi đứng đều phải đúng tư thế. Khi nghỉ ngơi hay khi ngủ cần kê gối vừa, không nên đặt quá cao hay những nơi có vật cứng. Nên tránh thói quen vặn cổ vì cơn đau của bạn chỉ qua trong chốc lát nhưng sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc: Trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên bổ sung thêm một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali, các vitamin C, B, E để giúp cơ thể khỏe hơn. Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, oxy trong máu lưu thông và tinh thần của bạn sẽ sảng khoái, thoải mái hơn. Khi làm việc, không nên ngồi quá lâu một nơi, cứ 30 phút thì nên thư giãn, nghỉ ngơi đi lại.
Vật lý trị liệu: Khi bị đau nhức vai gáy, người bệnh có thể dùng phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu... tại các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Tuy nhiên, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc vận động trong giai đoạn cấp tính. Nếu đã thực hiện hết các biện pháp trên mà tình trạng đau nhức vai gáy vẫn chưa hết thì bạn nên đến bệnh viện, bác sỹ sẽ khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh của bạn!
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn