Đau vai gáy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau vai gáy làm giảm sút tinh thần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tập cho cổ - vai - lưng đỡ đau mỏi

Đau nhức xương khớp - Bệnh thường gặp của người già

Đối phó bệnh đau nhức xương khớp trong mùa lạnh

Phòng đau nhức khớp mùa lạnh ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây đau vai gáy

Đau vai gáy có thể do ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ.

Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. 

Gối cao đầu khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng đau vai gáy. Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên. Lúc đầu chỉ là đau nhẹ và hạn chế vận động ở vùng gáy cổ, vùng dầu không quay thoải mái được mà hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không thể quay lại phía sau. Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay.

Triệu chứng dễ thấy nhất của đau mỏi vai gáy là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên

Ngoài triệu chứng đau, người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.

Có trường hợp, cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.

Cách phòng và điều trị đau vai gáy

Người bị đau vai gáy nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài. Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.

Người bệnh nên tránh căng thẳng, luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.

Tập dưỡng sinh, các động tác thể dục nhẹ nhàng cũng là một cách giúp giảm đau mỏi vai gáy

Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.

Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; cần tránh các tư thế như: nhìn về một hướng quá lâu, mang vác vật nặng, hay nghiêng cổ thường xuyên về phía bị đau.

Ngoài những bài tập trên, người bị đau vai gáy cũng nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali và các vitamin C, B, E; dùng thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. 

Nếu bạn có những triệu chứng đau mỏi vai gáy, có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng như: Hoàng Thấp Linh, Cường Gân cốt - Kingphar, Bách Xà, Dầu xoa bóp thảo dược Bách Linh Tiêu Thống, Viên vai gáy Thái Dương…Đây là những sản phẩm đang được bán trên thị trường, có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau mỏi vai gáy.
T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp