Mang thai hộ: Thủ tục thực hiện thế nào?

Làm thế nào để thực hiện mang thai hộ tại Việt Nam?

Hành trình đến trái ngọt của ca mang thai hộ đầu tiên

Bé gái của ca mang thai hộ đầu tiên chào đời nặng 3,6kg

Nộp hàng trăm hồ sơ mang thai hộ, thông qua chưa được 10

Bàng hoàng phát hiện vợ cặp bồ kiếm tiền lúc mang thai 3 tháng

Nếu có nhu cầu, các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có thể gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu; 

- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu; 

- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào; 

- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận; 

- Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; 

- Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định; 

- Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này; 

- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ; 

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; 

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý; 

- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, bệnh viện nhận được hồ sơ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thực hiện được thì cơ sở phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

 Em bé chào đời bằng phương pháp mang thai hộ được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tự tay mổ (Ảnh: Thanh Loan)

Đối với người nhờ mang thai hộ, phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Đối với người được nhờ mang thai hộ cũng phải thỏa mãn điều kiện là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; Từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Trên cơ sở hồ sơ đầy đủ, nếu cả hai bên đáp ứng đủ các điều kiện về pháp lý và y học, cơ sở y tế sẽ thực hiện các thủ tục về mang thai hộ theo quy định của pháp luật. Kinh phí cho trường hợp mang thai hộ trung bình khoảng 60 triệu đồng.

Từ năm 2015, Việt Nam chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không may mắn như phụ nữ không có tử cung hay bị cắt vì băng huyết, vỡ tử cung… hoặc vì bệnh lý mà không được phép mang thai. Hiện kỹ thuật mang thai hộ của Việt Nam đã ngang tầm thế giới. Thay vì đi Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ... nhờ mang thai hộ vừa tốn kém vừa phiền toái, thì giờ các cặp vợ chồng hiếm muộn ở Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ có con.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội