Cúng Giao thừa ngoài trời hay trong nhà trước?

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

Luộc gà cúng Giao thừa vàng bóng trong 30 phút

Cúng Giao thừa đúng - Hứng lộc cả năm

Tuổi Thân năm 2016: Tài lộc dồi dào, tình duyên nở rộ

Những danh nhân Việt Nam sinh năm Thân

Thông thường, người ta làm hai lễ cúng trong nhà và ngoài trời. Lễ cúng ngoài trời được cử hành trước, là cúng các ông hành khiển trông coi việc nhân gian. Sau lễ cúng ngoài trời mới là cúng trong nhà tại bàn thờ gia tiên.

Cúng Giao thừa ngoài trời

Lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi hết giờ Hợi ngày cuối năm sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết.

Người xưa quan niệm, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì thế, lễ cúng được cử hành ở ngoài trời.

Theo GS.VS Lương Ngọc Huỳnh, 12 vị Hành khiển cai quản là:

Năm Tý: Vua Hùng Vương hành khiển, Tổ Vương hành binh chi thần. Hùng tào phán quan.

Năm Sửu: Vua Lý Bí hành khiển Lý Vương hành binh chi thần. Lý tào phán quan.

Năm Dần: Vua Đinh Tiên Hoàng hành khiển, Đinh Vương hành binh chi thần, Đinh tào phán quan.

Năm Mão: Vua Lê Đại Hành, hành khiển, Lê Vương hành binh chi thần. Lê tào phán quan.

Năm Thìn: Vua Lý Công Uẩn hành khiển, Lý Vương hành binh chi thần. Lý tào phán quan.

Năm Tỵ: Vua Trần Thái Tông hành khiển, Trần Vương hành binh chi thần. Trần tào phán quan.

Năm Ngọ: Vua Trần Thánh Tông hành khiển, Trần Vương hành binh chi thần, Trần tào phán quan.

Năm Mùi: Vua Trần Nhân Tông hành khiển, Trần Vương hành binh chi thần, Phật tào phán quan.

Năm Thân: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hành khiển, Thánh Trần hành binh chi thần, Thánh tào phán quan.

Năm Dậu: Vua Lê Lợi hành khiển, Lê Vương hành binh chi thần, Lê tào phán quan.

Năm Tuất: Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành khiển, Nguyễn Vương hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Năm Hợi: Chủ tịch Hồ Chí Minh hành khiển, Hồ Vương hành binh chi thần, Hồ tào phán quan.

Lễ vật gồm có: Một con gà trống luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu, vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Người Việt thường chọn gà trống để cúng vì gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Bông hoa hồng đỏ cài vào miệng gà tượng trưng cho ông mặt Trời. Mâm lễ đặt ngay trước cửa chính của nhà. Nếu trời mưa gió có thể kê mâm lễ giữa nhà, mở cửa thẳng ra ngoài trời.

Cúng Giao thừa trong nhà

Chính vào thời khắc Giao thừa vừa tới sau khi cúng ngoài trời thì cúng trong nhà. Lễ cúng trong nhà là cúng gia tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Cúng Giao thừa trong nhà

Lễ cúng gồm có: Bánh chưng, giò, chả, thịt gà, xôi. Cỗ ngọt gồm: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, trà.

Vân Anh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức