- Chuyên đề:
- Phong thủy ngày Tết
Mâm lễ thường có con gà luộc, bánh chưng, xôi, trầu cau, rượu, vàng mã, đèn nến
Cúng Giao thừa bằng gà nướng – Thơm vàng cả năm!
Món ngon cho đêm giao thừa
Để "gà mướt, bánh xanh" cho mâm cỗ cúng
Đậm đà hương vị cỗ Tết miền Trung
Trong cuốn Việt Nam phong tục, cụ Phan Kế Bính viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thận nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới”.
12 vị Thiên binh trong đêm Giao thừa sẽ đi thị sát dưới hạ giới. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.
Lễ Giao thừa cũng được gọi là lễ Trừ tịch, với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, mang bỏ hết mọi điều không may của năm trước và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Cúng Giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời
Người xưa tin rằng, 12 vị Thiên biên trong giây phút đi tuần thường rất vội, không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà để các vị có thể ăn, hoặc chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Mâm lễ thường có con gà luộc hoặc chiếc thủ lợn, bánh chưng, trầu cau, hoa quả, rượu, vàng mã, đèn nến…
Cúng Giao thừa trong nhà
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng, xôi gấc, giò lụa, con gà luộc, canh măng, miến gà… Cỗ ngọt có hương hoa, bánh kẹo, rượu bia, đôi khi còn có thêm chiếc mũ của Đại Vương Hành khiển. Có nơi chỉ cúng gà, bánh chưng, hoặc cúng cỗ ngọt, tùy theo phong tục của từng vùng miền và mỗi gia đình.
Bày gà cúng Giao thừa thế nào mới đúng?
Ông Hà Thanh – Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, cho biết: Mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. “Với mâm cúng Giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên Hành khiển đi qua.
Nhiều nơi lại đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là “gà không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu quay ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.
Bình luận của bạn