Mục cóc có thể lây lan rất nhanh và dễ tái phát nếu không điều trị đúng cách
Bệnh da liễu mùa hè: Chớ chủ quan
Mắc bệnh tim mạch nếu chữa bệnh da liễu không triệt để
Công thức trị mụn siêu hiệu quả từ nước cốt chanh lạnh
Trị mụn cơm, thuốc nào tốt?
BS. Lê Đức Thọ - Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết:
Chào cháu! Mụn cóc là một bệnh ngoài da gây ra do virus papovavirus. Các tổn thương khi bị mụn cóc có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể hay sang người khác khi có sự tiếp xúc với các dịch tiết của tổn thương. Thông thường để điều trị mụn cóc, bác sỹ sẽ sử dụng các phương pháp sau: Chấm acid, chấm nito lỏng, đốt điện hoặc tiểu phẫu...
Chấm acid: Khi mụn cóc có kích thước dưới 0,5cm, bác sỹ có thể cho bệnh nhân sử dụng dung dịch salycylic và lactic. Thuốc sẽ làm bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này thường phải áp dụng trong thời gian dài. Bệnh nhân mắc đái tháo đường, tim mạch, rối loạn thần kinh ngoại vi... không được tự ý dùng thuốc.
Chấm nito lỏng: Bác sỹ sẽ cho bệnh nhân sử dụng nitrogen ở dạng hóa lỏng để chấm vào vết thương. Mỗi đợt dùng thuốc thường cách nhau khoảng 1 - 2 tuần. Phương pháp này thường không để lại sẹo nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân, có thể gây phỏng nước và gây đau nhiều sau khi chấm.
Đốt điện: Những mụn có có kích thước dưới 1cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (kẽ ngón chân, tay) thì bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp đốt điện. Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí rẻ và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian lành vết thương lâu hơn, việc chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, vết thương dễ bị nhiễm trùng, chảy máu.
Tiểu phẫu: Tiểu phẫu thường áp dụng với những trường hợp mụn cóc có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân...). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát vì không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo.
Theo tôi, cháu nên đi khám chuyên khoa da liễu để được bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn