Mỹ phát động sáng kiến toàn cầu đối phó các dịch bệnh

Đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã cam kết tham dự Chương trình nghị sự An ninh y tế toàn cầu trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ Y tế. Chương trình này là nỗ lực của Chính phủ Mỹ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các đối tác công và tư nhằm đẩy nhanh tiến trình hướng tới một thế giới an toàn và được bảo vệ khỏi các hiểm họa từ bệnh truyền nhiễm, đưa an ninh y tế toàn cầu thành một ưu tiên an ninh quốc tế.

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Y tế Toàn cầu tại Washington DC., Hoa Kỳ
Mỹ đang thúc đẩy việc thực hiện Chương trình An ninh Y tế toàn cầu

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người Hoa Kỳ Kathleen Sebelius khẳng định: “An ninh y tế toàn cầu là trách nhiệm chung, không một quốc gia nào có thể hoàn thành được công việc này một mình".

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu, “Trong 5 năm qua, ngành y tế Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong việc kiểm soát và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế trong đó có Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), Việt Nam đã khống chế thành công các bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, cúm đại dịch và SARS. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với một số thách thức, trong đó có nguy cơ cao các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và tái xuất hiện có khả năng lây truyền qua đường biên giới như cúm, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, sởi, viêm não do virus, và bệnh dại”.

Trong 5 năm tới, Hoa Kỳ có kế hoạch làm việc với ít nhất 30 nước đối tác (với tổng số dân tối thiểu là 4 tỷ người) để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm.

Cuối năm nay, Nhà Trắng sẽ tổ chức một sự kiện quy tụ các quốc gia cam kết bảo vệ thế giới khỏi các mối đe dọa từ bệnh truyền nhiễm để đánh giá tiến độ và đưa ra cách thức tiến tới xây dựng một hệ thống toàn cầu phục vụ công tác ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các hiểm họa đó.

Giám đốc CDC Hoa Kỳ, Bác sỹ Tom Frieden cho biết: “Hoa Kỳ và thế giới có thể và phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn, phát hiện và đối phó với sự bùng phát bệnh dịch càng sớm và càng hiệu quả càng tốt. CDC Hoa Kỳ đã thực hiện một dự án về an ninh y tế toàn cầu vào năm ngoái nhằm cùng hợp tác với Việt Nam trong việc tăng cường hệ thống phòng thí nghiệm, phát triển một trung tâm đáp ứng dịch vụ khẩn cấp về y tế công (EOC) vững mạnh và tạo ra hệ thống chia sẻ dữ liệu tức thời trong các trường hợp y tế khẩn cấp”.

Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu tăng thêm 45 triệu USD vào năm 2015 cho CDC Hoa Kỳ để bắt đầu thực hiện và thúc đẩy thành công những nỗ lực trong việc triển khai An ninh y tế toàn cầu với 10 quốc gia đối tác, bao gồm các hoạt động đào tạo dịch tễ học thực địa, phát triển các xét nghiệm chẩn đoán mới, xây dựng năng lực để phát hiện các tác nhân gây bệnh mới, nâng cao năng lực quản lý các trường hợp y tế công cộng khẩn cấp, và hỗ trợ việc ứng phó ổ dịch.

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin